Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử đã và đang phát triển nhanh chóng và trở thành một phương thức kinh doanh thuận tiện, tiết kiệm. Song, thực tế vẫn còn nhiều thủ đoạn hoạt động gian lận thương mại điện tử của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi. Vậy làm thế nào để bảo vệ người tiêu dùng trước tình trạng đó đang được các cơ quan chức năng đặc biệt chú trọng.
Ở Việt Nam, từ sau khi xuất hiện internet vào năm 1997, thương mại điện tử cũng hình thành, nhưng tốc độ phát triển chậm. Mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của việc truy cập và kết nối mạng internet, giao dịch điện tử đã phát triển. Đầu tiên phải kể đến là các dịch vụ thanh toán bằng thẻ, tiếp đến các website mua bán trên mạng cũng dần xuất hiện và phát triển nhanh chóng, đến nay, việc thanh toán trên các app, ứng dụng điện tử đã trở lên khá phổ biến.
Tuy nhiên, đi kèm theo sự phát triển mạnh mẽ là các hành vi gian lận, vi phạm quyền lợi NTD đã xuất hiện. Hiện nay, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi. Cụ thể, các đối tượng tìm mọi cách để lách các bộ lọc kỹ thuật của sàn. Chẳng hạn, để tránh bị kiểm soát người bán đăng các sản phẩm với tên N.I.K.E hoặc Ni_KE thay vì để NIKE.... Đối tượng thông tin, bán hàng lên mạng, khi đó họ sử dụng những hình ảnh thật, nhưng khi mua hàng, sản phẩm mà khách hàng nhận được lại là hàng giả, hàng nhái. Điều này bản thân khách hàng không biết được.
Mới đây, tại Hội nghị Tổng kết Kế hoạch triển khai Chương trình “Tháng hành động vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2019” với chủ đề “Kinh doanh lành mạnh - Tiêu dùng bền vững” do Sở Công thương Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chỉ đạo các Đội tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời việc lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Bên cạnh đó, chủ trì kiểm tra, giám sát đối với các hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp tổ chức tại Hà Nội; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại, hội chợ, triển lãm và thương mại điện tử. Kết quả, từ đầu năm đến nay, Cục đã kiểm tra, xử lý 151 vụ, phạt hành chính hơn 2,15 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Việt Hùng nêu một thực tế, bỏ tiền thật mua phải hàng giả, tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vì tâm lý e ngại sẽ gặp những khó khăn về thủ tục hoặc so sánh lợi ích hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền lợi ích nhỏ hơn với lợi ích có được khi đi khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền lợi của mình…. Vì vậy, khi thấy quyền, lợi ích của mình bị xâm hại đã không lên tiếng, không phản ánh đến cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trước những vấn đề nảy sinh từ thương mại điện tử, việc nghiêm túc thực hiện, triển khai, phối hợp có hiệu quả công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp sở hữu các website thương mại điện tử trong việc bảo vệ người tiêu dùng… đang là vấn đề được ngành Công Thương đặc biệt chú trọng.
Bên cạnh đó, nạn ăn cắp, sử dụng thông tin cá nhân không được phép của NTD (như số điện thoại, email) để quảng cáo, chào bán hàng, thậm chí quấy rối NTD đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam.
Để bảo vệ quyền lợi NTD khi tham gia thương mại điện tử, các nước thành viên APEC đã thành lập Ban chỉ đạo điều phối thương mại điện tử (ECSG) trong APEC nhằm thúc đẩy sự phát triển và sử dụng thương mại điện tử bằng cách xây dựng pháp luật và chính sách tạo môi trường pháp lý minh bạch, nhất quán, đặc biệt chú trọng đến việc bảo mật dữ liệu của NTD trong thương mại điện tử xuyên quốc gia.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử là chủ đề Bộ Công Thương lựa chọn cho các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2020. Do đó, Bộ Công Thương giao Tổng Cục Quản lý Thị trường chủ trì phối hợp với các Cục, Vụ chức năng, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường. Cục Thương mại điện tử và kinh tế số chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp để tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt là trong quá trình thực hiện các ngày mua sắm trực tuyến, mùa mua sắm trực tuyến do cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tổ chức.
Cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng, tăng cường công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ người tiêu dùng, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đề nghị, người tiêu dùng cần chủ động khiếu nại nếu bị xâm hại. Các hoạt động hướng tới Ngày quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2020 được khuyến khích tổ chức và thực hiện trong suốt cả năm 2020, trong đó các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được bắt đầu tư mùa mua sắm cuối năm 2019 (tháng 11), được tập trung tổ chức trong tháng 3 (tháng cao điểm) và kéo dài đến hết tháng 5/2020.
Đối với các doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng; chủ động biến trách nhiệm đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các yêu cầu, nguyên vọng của người tiêu dùng thành động lực phát triển, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cùng với những nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi chính đáng của mình, NTD cũng cần lưu ý một số điều khi thực hiện giao dịch điện tử, mua sắm trực tuyến như:
- Trước hết phải biết mình đang giao dịch với ai? Phải xác nhận được địa chỉ, số điện thoại trong trường hợp bạn có thắc mắc hoặc có vấn đề cần giải quyết.
- Xác định giá cả bao gồm cả các chi phí (chi phí vận chuyển, bao gói và các chi phí có thể phát sinh). Kiểm tra các trang web cung cấp sản phẩm cùng loại để so sánh giá cả.
- Kiểm tra kỹ các điều khoản của thỏa thuận như chính sách hoàn trả; ngày giao hàng; điều kiện bảo hành… Bạn có thể được hoàn trả tiền nếu hàng hóa không đúng như quảng cáo? Cần cụ thể ai là người phải trả các chi phí lưu kho, vận chuyển và thời hạn nhận lại tiền…
- In và lưu các hồ sơ có liên quan đến giao dịch bao gồm cả mô tả sản phẩm và giá cả, bản sao của email bạn gửi và nhận từ người bán; kiểm tra sao kê thẻ…
HPA