Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) Nhằm tăng cường liên kết, kết nối cung cầu hàng hóa trong thời gian tới, các tỉnh, Thành phố cần tập trung chỉ đạo sản xuất nông sản bền vững theo quy hoạch; sản xuất, cung ứng hàng hóa theo đúng nhu cầu của thị trường.
Trong thời gian qua, UBND Thành phố Hà Nội đã tích cực chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị tổ chức triển khai chỉ đạo của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về chương trình kết nối cung - cầu, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, liên kết đầu tư sản xuất và chuyển giao kỹ thuật... thông qua các chương trình, hoạt động xúc tiến công nghiệp, thương mại, nông nghiệp với nhiều hình thức đổi mới, thiết thực và hiệu quả.
Các chương trình kết nối được xây dựng có kế hoạch và tổ chức với quy mô cấp tỉnh hoặc cấp vùng, có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà phân phối và người tiêu dùng, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực giữa các sở, ngành, đơn vị của Hà Nội với các Sở, địa phương của các tỉnh, thành phố. Cùng với đó, hỗ trợ các địa phương các kinh nghiệm tổ chức kết nối, tiêu thụ nông sản, qua đó các địa phương chủ động trong tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến, tiêu thụ nông sản vùng một cách bài bản, đúng mùa vụ nông sản, đúng hướng, đúng mục tiêu và hiệu quả.
Ký kết biên bản ghi nhớ
Thông qua các hoạt động này, nhiều sản phẩm có thế mạnh của các tỉnh được các doanh nghiệp phân phối lớn của Hà Nội tư vấn hỗ trợ về thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói, chất lượng sản phẩm… để đưa vào kênh phân phối hiện đại, không những tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội mà còn có nhiều cơ hội để vào hệ thống phân phối tại nước ngoài như: Nhật (AEON), Hàn Quốc (Lotte), Thái Lan (BigC)…. Đồng thời, triển khai tuần hàng Việt Nam tại hệ thống phân phối nước ngoài (hệ thống Aeon- Nhật Bản; Lotte- Hàn Quốc; Chợ đầu mối nông sản Rungis- Pháp...); thúc đẩy việc phát triển doanh nghiệp tư nhân của các hộ sản xuất khi muốn tham gia vào chuỗi cung ứng hoặc đưa hàng vào hệ thống bán lẻ hiện đại.
Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến còn góp phần ổn định chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân hàng tháng, năm; thúc đẩy tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hóa - doanh thu dịch vụ nhất là tổng mức bán lẻ trên thị trường…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc.
Cụ thể, tại một số địa phương, sản xuất các mặt hàng nông sản còn manh mún, nhỏ lẻ, việc quản lý chất lượng sản phẩm cả trong quá trình trồng trọt và quá trình lưu thông, công tác bảo quản, sơ chế sản phẩm còn hạn chế. Các hộ, Hợp tác xã sản xuất hàng hóa, nông sản vẫn theo hướng tập quán truyền thống, nhiều loại nông sản chưa đáp ứng được các yêu cầu về thủ tục giấy tờ đăng ký, kiểm định chất lượng, phương thức thanh toán, mẫu mã bao bì sản phẩm... Sự liên kết, kết nối giữa các cơ sở, đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp phân phối chưa làm được thường xuyên. Công tác quảng cáo, hỗ trợ tuyên truyền cho các sản phẩm có thế mạnh, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm... của một số địa phương còn hạn chế.
Nhằm tăng cường liên kết, kết nối cung cầu hàng hóa trong thời gian tới, các tỉnh, Thành phố cần tập trung chỉ đạo sản xuất nông sản bền vững theo quy hoạch. Sản xuất, cung ứng hàng hóa theo đúng nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất. Đặc biệt xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, VietGHAP, GlobalGAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng hữu cơ… Chuẩn hóa quy trình sản xuất cho các chuỗi để đảm bảo tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đồng đều, đảm bảo các tiêu chí về hàng rào ký thuật theo yêu cầu.
Ngoài đảm bảo toàn bộ các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra là sản phẩm an toàn, đáp ứng được các quy định về an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc; nâng cao tỷ lệ sản phẩm truy xuất được nguồn gốc hàng năm, cần đẩy mạnh xây dựng mô hình doanh nghiệp, Hợp tác xã làm đầu mối bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nhân dân và thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh tuyên truyền quảng bá sâu rộng các vùng sản xuất, các sản phẩm an toàn, các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền về các tiến bộ khoa học kỹ kỹ thuật, các cách làm hay, các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu qủa của các địa phương, của người nông dân để cùng học hỏi và phát triển; cần phối hợp với các cục, vụ của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ cung cấp, dự báo thông tin tình hình thị trường, giá cả nông sản hàng tháng hoặc theo mùa vụ để các đơn vị, người sản xuất nắm bắt, chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ổn định giá cả, thị trường.
Sở, ngành các tỉnh, Thành phố cũng phải thường xuyên tiến hành rà soát danh mục sản phẩm nông sản thực phẩm địa phương cần kết nối vào các kênh phân phối: siêu thị, chuỗi thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu của Hà Nội (cụ thể: chủng loại sản phẩm, sản lượng thu hoạch, thời gian đưa ra thị trường, liên hệ...), gửi Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối để tổ chức kết nối, tiêu thụ. Đồng thời, công khai danh sách, địa chỉ các vùng, các đơn vị, các hộ sản xuất sản phẩm an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng biết đến. /.
HPA