Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) Theo báo cáo được Bộ Công Thương công bố vào đầu tháng 2 năm 2020, Việt Nam xuất siêu sang các nước trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lên tới 1,6 tỷ USD, thu hút được khoảng 5,9 tỷ USD vốn đầu tư từ các nước CPTPP.
Ảnh: Hiệp định CPTPP. Nguồn: tapchitaichinh.vn
Kết quả xuất nhập khẩu và đầu tư
Kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018, nhập khẩu từ các nước CPTPP đạt 37,9 tỷ USD, tang 0,7% so với năm trước. Năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang các nước CPTPP là 1,6 tỷ USD, trong khi năm 2018 nhập siêu từ các nước CPTPP là 0,9 tỷ USD. Một số thị trường mà Việt Nam chưa có quan hệ FTA như Canada và Mexico ghi nhận mức tăng mạnh ngay sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu danh sách các địa phương, tỉnh phát sinh hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường CPTPP.
Về hoạt động thu hút vốn đầu tư, so với năm 2018, vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2019 từ các nước CPTPP giảm 38,8%. Tuy nhiên, vốn đầu tư từ các nước chưa có FTA với Việt Nam ại có xu hướng tăng mạnh: vốn đăng ký của Canada đạt 178,5 triệu USD, tăng 95% so với năm 2018, Mexico đạt 120.000 USD, tăn 1100%. Các địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư từ CPTPP là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,…
Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch thực hiện hiệp định CPTPP
Công tác phổ biến và tập huấn về Hiệp định CPTPP được triển khai tích cực và đa dạng ở cả trung ương và địa phương thông qua các hình thức: hội nghị, hội thảo, tập huấn, truyền thanh truyền hình, xuất bản, ấn phẩm…, đăng tải các mục thông tin về Hiệp định CPTPP trên các trang thông tin điện tử.
Công tác xây dựng pháp luật, thể chế cũng được Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành một số văn bản pháp luật, tạo có sở pháp lý cần thiết để thực thi Hiệp định CPTPP.
Các Bộ, ngành và cơ quan ở địa phương đều đã tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng chính sách và cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đầo tạo doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật – công nghệ, luật, ctafi chính…
Kết quả quả thực thi Hiệp định CPTPP trong vòng 01 năm kể từ khi chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam là tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực thi vẫn bộc lộ một số khó khăn và tồn tại về việc tận dụng cơ hội, hoạt động tuyên truyền, thông tin về Hiệp định, xây dựng cơ chế chính sách, phát triển nguồn nhân lực, kinh phí, chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững…rất cần chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành để việc thực thi Hiệp định CPTPP được toàn diện, đầy đủ, mang lại lợi ích cao nhất cho Việt Nam.
HPA.