Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Vừa qua, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã trải qua 1 năm thực thi với nhiều kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Để có được thành quả này, vai trò điều hành của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng. Là cơ quan đầu mối, điều phối về Hiệp định CPTPP của cả nước, Bộ Công Thương có thể tóm gọn các kết quả đạt được và vai trò của mình sau 1 năm triển khai thực thi Hiệp định.
Hình ảnh minh họa - Nguồn Tạp chí Thông tin Đối ngoại.
Kết quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Năm 2019, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Kim ngạch nhập khẩu từ các nước CPTPP đạt 37,9 tỷ USD, tăng 0,7% so với năm 2018. Như vậy, trong năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang các nước CPTPP là 1,6 tỷ USD trong khi năm 2018 Việt Nam nhập siêu từ các nước CPTPP là 0,9 tỷ USD.
Xét về thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản sang các thành viên đã thực thi CPTPP có tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm. Một số thị trường mới như Ca-na-đa và Mê-hi-cô ghi nhận mức tăng mạnh ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, xuất khẩu sang Ca-na-đa tăng 29,9%, với tăng trưởng đáng kể đối với mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (136,1%), điện thoại các loại và linh kiện (82,1%). Xuất khẩu sang Mê-hi-cô tăng 27,6% với hầu hết mặt hàng, nổi bật là điện thoại các loại và linh kiện (518,1%) và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (65,2%).
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường các nước đã thực thi CPTPP về cơ bản là giảm hoặc tăng không đáng kể. Do đó, tác động tới cán cân thương mại đến từ hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước đã thực thi CPTPP là thặng dư 3,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 135% so với cùng kỳ năm 2018. Nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường mới chưa có FTA là Ca-na-đa và Mê-hi-cô thì trong năm 2019 Việt Nam xuất siêu hơn 5 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất siêu của Việt Nam.
Kết quả hoạt động thu hút đầu tư
Năm 2019, Nhật Bản là nước có mức độ sụt giảm vốn đầu tư mạnh nhất, từ gần 9 tỷ USD năm 2018 sụt xuống còn hơn 4 tỷ USD năm 2019, tức là giảm khoảng 53%. Ốt-xtrây-li-a, Ma-lai-xi-a cũng là những nước đầu tư vào Việt Nam năm 2019 giảm mạnh so với năm 2018 với mức sụt giảm tương ứng là khoảng 62% và khoảng 51%. Tuy nhiên, một số nước chưa có quan hệ FTA với Việt Nam như Ca-na-đa và Mê-hi-cô lại ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. Cụ thể, vốn đăng ký từ Ca-na-đa vào Việt Nam năm 2019 đạt 178,5 triệu USD, tăng hơn 95% so với năm 2018 trong khi vốn đăng ký từ Mê-hi-cô vào Việt Nam năm 2019 đạt 120.000 USD, tăng trưởng gần 1100% so với năm 2018.
Vai trò điều phối của Bộ Công Thương trong triển khai thực hiện Hiệp định CPTPP
Sau khi Hiệp định CPTPP được ký kết, phê chuẩn và chính thức có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Hiệp định CPTPP. Tại Quyết định, Bộ Công Thương đã được Thủ tướng giao vai trò chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức đại diện doanh nghiệp triển khai Kế hoạch. Theo đó, Bộ đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể như sau:
Trong vai trò đầu mối điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành, địa phương
Ngay sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định 121/QĐ-TTg, rất nhanh chóng, Bộ Công Thương đã có công văn số 903/BCT-ĐB ngày 14 tháng 02 năm 2019 đề nghị các Bộ, ngành địa phương xây dựng Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP của cơ quan mình. Sau đó, bằng nhiều hình thức, Bộ đã liên tục đôn đốc các cơ quan nhanh chóng xây dựng Kế hoạch thực hiện của cơ quan mình để gửi về Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương cũng đã giao cho đơn vị đầu mối tiến hành việc kết nối không chính thức với các đầu mối CPTPP của từng Bộ, ngành, địa phương thông qua ứng dụng di động để nhanh chóng và thuận tiện trong việc triển khai công tác phổ biến, tuyên truyền, đôn đốc cũng như tiếp nhận những phản hồi về các khó khăn mà các Bộ, ngành, địa phương gặp phải khi Hiệp định CPTPP đi vào thực thi.
Trong vai trò phổ biến, tuyên truyền
Bộ Công Thương đã xây dựng trang thông tin điện tử chính thức của Bộ về Hiệp định CPTPP tại địa chỉ: http://cptpp.moit.gov.vn/ với mục tiêu cung cấp thông tin và tương tác với công chúng về Hiệp định CPTPP. Kể từ khi chuyên trang này hoạt động, Bộ đã tiếp nhận và xử lý nhiều vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải cũng như cung cấp thông tin giải thích các cam kết trong Hiệp định CPTPP. Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới xây dựng Cổng thông tin điện tử về FTA (FTA Portal). Khi được hoàn thành, Cổng thông tin này sẽ là một kênh cung cấp thông tin có tương tác trực tuyến rất hữu ích cho các doanh nghiệp và người dân muốn tìm hiểu kỹ để tận dụng Hiệp định CPTPP.
Trong năm 2019, Bộ Công Thương cũng đã chủ trì và phối hợp tổ chức 8 hội nghị, hội thảo trên khắp cả nước nhằm cung cấp, phổ biến thông tin và hướng dẫn thực thi các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP cho doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan nhà nước.
Trong vai trò xây dựng pháp luật, thể chế
Bộ đã chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Hiệp định CPTPP. Bộ cũng đã xây dựng báo cáo trình Thủ tướng về tình hình xây dựng Kế hoạch thực thi CPTPP của các Bộ, ngành và địa phương.
Bộ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chỉ định các đầu mối thực thi Hiệp định CPTPP. Tại Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ định các cơ quan đầu mối để triển khai Hiệp định CPTPP. Căn cứ trên Quyết định của Thủ tướng, Bộ đã trao đổi với các Bộ, ngành liên quan để xác định cơ quan làm đầu mối triển khai thực hiện các mảng công việc cụ thể của Hiệp định CPTPP.
Bộ cũng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng nhiều văn bản pháp luật để thực thi các cam kết trong Hiệp định CPTPP, có thể kể đến: Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2019 về Biểu thuế Xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP, Thông tư số 07/2019/TT-BCT ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo Hiệp định CPTPP, Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP,.v.v.
Trong vai trò thực thi các cam kết của Hiệp định
Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai và hoàn tất nghĩa vụ thông báo trong các lĩnh vực bao gồm cơ chế áp dụng lộ trình cắt giảm thuế quan, cơ chế chứng nhận xuất xứ, cấp phép xuất khẩu, mua sắm Chính phủ, đầu mối xử lý đơn thư về lao động, môi trường và danh sách đầu mối thực thi Hiệp định. Bộ cũng đôn đốc các Bộ, ngành thực hiện các nghĩa vụ thông báo trong các lĩnh vực còn lại theo quy định của CPTPP. Bộ cũng chủ trì, điều phối việc trao đổi với Mê-hi-cô về việc thực thi các thư song phương về dệt may và cũng như các vấn đề liên quan đến quy tắc xuất xứ.
Trong vai trò tham dự các phiên họp Hội đồng CPTPP
Trong khuôn khổ các nhiệm vụ trong Quyết định 121/QĐ-TTg, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ, ngành có liên quan tham dự các Phiên họp Hội đồng CPTPP. Tại các phiên họp này, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung và nhiều quyết định quan trọng như cơ chế điều hành hoạt động của Hội đồng, quy trình thủ tục của Hội đồng, quy trình và thủ tục kết nạp thành viên mới, các nội dung liên quan tới cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và Nhà nước và giữa nhà đầu tư và Nhà nước, từ đó giúp thúc đẩy hiệu quả việc thực thi Hiệp định CPTPP cũng như mở rộng Hiệp định sau này.
Một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù Bộ Công Thương đã chủ động và tích cực trong công tác điều phối nhưng quá trình thực thi vẫn tồn tại một số khó khăn, chủ yếu xuất phát từ:
Thứ nhất, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành còn chưa nhịp nhàng nên trong một số trường hợp còn chậm, dẫn đến bị động cho Bộ chủ trì. Tính chủ động trong việc thực hiện Hiệp định CPTPP của một số Bộ, ngành và địa phương chưa thực sự tích cực, thể hiện qua việc xây dựng Kế hoạch hành động của nhiều Bộ, ngành và địa phương còn chậm so với yêu cầu của Thủ tướng. Điều này khiến cho việc triển khai Hiệp định CPTPP không được đồng bộ, nhất quán, ảnh hưởng chung đến hiệu quả của việc thực thi cũng như tận dụng cơ hội từ Hiệp định CPTPP.
Thứ hai, kinh phí triển khai còn hạn chế. Mặc dù Thủ tướng đã có công văn chỉ đạo kịp thời bố trí kinh phí cho các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP, trước mắt là năm 2019 và năm 2020, để bảo đảm việc triển khai được hiệu quả và đúng tiến độ. Tuy nhiên, công tác phê duyệt và phân bổ kinh phí còn chậm (đến cuối tháng 12 năm 2019 mới hoàn tất việc phân bổ kinh phí cho năm 2019 và kinh phí cho các hoạt động dự kiến sẽ được triển khai trong năm 2020 nhưng kinh phí phân bổ chỉ đạt khoảng 30% so với kinh phí yêu cầu). Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ và hiệu quả việc triển khai Hiệp định CPTPP của nhiều Bộ, ngành nói riêng và của Chính phủ nói chung./.