Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long- Hà Nội, sáng 2-10, tại Hà Nội, UBND TP Hà Nội phối hợp Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm cấp cao “Tham vấn về sáng kiến: Hà Nội - Thành phố sáng tạo”. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dự và phát biểu tại tọa đàm.
Dự tọa đàm có đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Ngoại giao; ngài Micheal Croft, Trưởng Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và đại diện đại sứ quán các nước tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc tại tọa đàm, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã điểm lại lịch sử 1010 năm Thăng Long - Hà Nội và những nét nổi bật của Thủ đô Hà Nội trong quá trình hội nhập, đáng chú ý là việc được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình” và ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố sáng tạo.
Thực hiện cam kết với UNESCO sau khi Hà Nội chính thức trở thành Thành phố sáng tạo lĩnh vực thiết kế, Bí thư Thành ủy cho biết, Hà Nội sẽ cụ thể hóa bằng các chương trình và kế hoạch hành động dài hạn về tầm nhìn và kết nối các chính sách của thành phố, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm nâng tầm cho lĩnh vực sáng tạo thiết kế, cũng như nâng cao nhận thức, gắn kết cộng đồng để từng bước hiện thực hóa các sáng kiến và xây dựng hình ảnh Hà Nội - Thủ đô sáng tạo.
Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã nêu bật ý nghĩa của việc xây dựng Thành phố sáng tạo. Trong đó, gìn giữ di sản, phát triển kinh tế sáng tạo có vai trò hết sức quan trọng đối với xây dựng, phát triển Hà Nội trong giai đoạn mới, nhất là khi dân số Hà Nội tăng cao, áp lực lên hạ tầng rất lớn. Chuyển đổi nền kinh tế dựa trên công nghiệp sang kinh tế sáng tạo sẽ giúp Hà Nội giảm ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, phát triển bền vững.
Các chuyên gia cũng đưa ra nhiều đề xuất quan trọng như: Các giải pháp để xây dựng Thành phố sáng tạo; giải pháp xây dựng thương hiệu Thành phố sáng tạo; tầm quan trọng của việc Hà Nội định vị là một thành phố quốc tế…
Bên cạnh đó là những đề xuất cụ thể để xây dựng các không gian sáng tạo, tạo điều kiện để huy động nguồn lực cộng đồng, hợp tác với doanh nghiệp, người dân xây dựng thành phố sáng tạo…
Về phía quốc tế, đại diện đại sứ quán các nước: Nhật Bản, Thụy Điển, Hà Lan, Pháp, Italia… đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thành phố sáng tạo, kinh tế sáng tạo của nước bạn. Đại diện đại sứ các nước cũng bày tỏ mong muốn sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong việc đưa Hà Nội thành “kinh đô sáng tạo” của khu vực Đông-Nam Á.
Phát biểu kết luận tọa đàm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, còn nhiều việc cần làm để tiếp tục hiện thực hóa danh hiệu Thành phố sáng tạo, như cân bằng giữa các lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa các giá trị truyền thống và hiện đại; thiết kế một hệ sinh thái cho hoạt động đổi mới, sáng tạo; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hệ thống chính sách kinh tế, tạo cơ chế điều hành như thành lập cơ quan điều phối, chủ trì của thành phố để phát huy sự sáng tạo phong phú của doanh nghiệp, người dân cho định hướng phát triển chung của Thủ đô.
Thay mặt thành phố, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định sẽ tiếp thu một cách cầu thị, chắt lọc các ý kiến tại toạ đàm và biến các ý tưởng được đưa ra thành hiện thực, với sự chung tay góp sức của chính quyền, doanh nghiệp, người dân và các đối tác quốc tế.
(Theo Giang Nam, Báo Nhân Dân Điện tử, ngày 02/10/2020)