Chương trình "Tự hào nông sản Việt Nam" tiếp tục tạo cơ hội cho doanh nghiệp giới thiệu, xúc tiến bán sản phẩm hàng hóa của địa phương tới các thị trường trong nước và quốc tế.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước sau điều chỉnh năm 2024 (đợt 3) của Trung tâm
Lần đầu tiên vào Dịp Tết Nguyên đán 2024 Hà Nội có màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật với 2.024 thiết bị bay không người lái (drones). Và cũng lần đầu tiên vào ngày khai hội tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng (Huyện Mê Linh, Tp Hà Nội) sở hữu chương trình chiếu bằng công nghệ 3D mapping tái hiện lịch sử oanh liệt thời kỳ Hai Bà Trưng... Rất nhiều chương trình công nghệ kết hợp với di sản lần đầu tiên nhưng đã tạo điểm đến mới, định vị thương hiệu Thành phố Sáng tạo cho Hà Nội.
Sau 17 giờ, di tích Hà Nội đóng cửa, tắt đèn; hay đến hội lại lên đình chùa, các khu di tích mở lễ hội đón khách thập phương về du Xuân theo lối cổ truyền thống. Trong khi đó, năm 2022, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” (Nghị quyết số 09-NQ/TU) với mong muốn xây dựng Hà Nội văn hiến, hiện đại. Chính vì vậy, đánh thức giá trị ngàn năm để thắp sáng Hà Nội về đêm, để hấp dẫn du khách, tạo đểm nhấn trở thành niềm trăn trở của những người làm quản lý từ cấp Thành phố đến các địa phương.
Đại dịch Covid-19, có nhiều thời điểm Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám không mở cửa đón khách để phòng dịch. Chính trong lúc tưởng như khó khăn nhất của đơn vị này, lại là cơ hội để những người làm nghiên cứu tĩnh lại, trăn trở xây dựng sản phẩm mới cho du khách theo định hướng xuyên suốt: Ưng dụng công nghệ với di sản. Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt độngVHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Từ Dự án công nghệ thông tin được triển khai ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã là cơ hội để đơn vị xây dựng nguồn dữ liệu tạo ra những sản phẩm ứng dụng công nghệ.
Tháng 11/2021, Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng “chạy thử” màn trình diễn công nghệ 3D mapping tại sân Nhà Thái học. Các chuyên gia, học giả đều ngỡ ngàng với độ hoành tráng của chương trình. Cũng bởi vì độ hoành tráng cũng như sự mới lạ của việc áp dụng công nghệ 3D mapping vào lĩnh vực di sản ở thời điểm đó. Tuy nhiên, khi đặt lên bàn cân đo đạc thì các chuyên gia văn hóa, đặc biệt là PGS.TS Đặng Văn Bài đưa ra nhận định hiện nay công nghệ 3D mapping đang ngày càng phổ biến. “Nếu chúng ta biết vận dụng công nghệ số thì giáo dục di sản sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn. Công nghệ số tạo ra sản phẩm hiện thực ảo, cung cấp cho du khách nhiều cơ hội văn hóa, chủ động tìm hiểu cái mình cần, thu thập kiến thức. Để làm được điều này thì các cơ quan cần chủ động, sáng tạo xây dựng các sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0” – PGS.TS Đặng Văn Bài bày tỏ. Ông Lê Xuân Kiêu cũng thừa nhận, công nghệ chỉ là phương tiện, đối với tour tham quan, du lịch đêm phải đảm bảo cả 3 yếu tố: Khoa học – Nghệ thuật - Công nghệ. Chính vì vậy, chương trình chạy thử hồi tháng 11/2021 ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám dù mất công ấp ủ, xây dựng cả năm trước đó cũng chỉ là bản demo.
Vào giữa tháng 11/2023, tour “Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám” chính thức ra mắt là cả quá trình thử nghiệm đi thử nghiệm lại từ nội dung đến hình thức thể hiện trong suốt 3 năm của hàng chục cán bộ nghiên cứu và đối tác hoạt động công nghệ. Mặc dù vì sự thai nghén kéo dài của chương trình, nên “Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám” không phải là tour đêm đầu tiên ở Hà Nội nhưng là chương trình ứng dụng công nghệ mapping lớn nhất. Chương trình mang đến cho du khách một di tích kiến trúc và không gian di sản ấn tượng, lung linh hơn thường ngày, song vẫn giữ được nét thâm trầm, tinh tế của một nơi vốn được coi như ngôi trường quốc học đầu tiên dưới thời quân chủ. Theo như đánh giá của PGS.TS Đặng Văn Bài “Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám” đã làm thay đổi phương thức tiếp cận di sản của du khách, đặc biệt là khách nội địa. Du khách, đặc biệt là giới trẻ đến với Văn Miếu - Quốc Tử giám không chỉ còn dâng hương mà khám phá, tìm hiểu về di tích. Thành quả 3 năm trăn trở của cán bộ Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đạt thành quả.
Vào đúng Giao thừa Tết Giáp Thìn Hồ Tây bừng sáng trong ánh sáng với màn trình diễn nghệ thuật trên bầu trời bằng 2024 thiết bị bay không người lái. Chương trình bao gồm 11 tác phẩm là những câu chuyện kể về Hà Nội qua sự kết hợp giữa ánh sáng và âm nhạc là sự kiện văn hóa tâm điểm của Thủ đô năm 2024.
Theo anh Nguyễn Minh Thắng - Phó Giám đốc Công ty CP Giải pháp Kinh doanh Corex – đơn vị chịu trách nhiêm sản xuất chương trình: “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” không chỉ đạt kỷ lục Đông Nam Á về số lượng thiết bị bay không người lái mà còn đạt kỷ lục về thời gian lên ý tưởng đến khi diễn ra (20 ngày). “Trung bình 1 games drone sẽ cần trung bình 60-90 ngày để thực hiện. Tuy nhiên, với “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” chúng tôi chỉ có 20 ngày để lên ý tưởng và thực hiện trình diễn tổng duyệt. Công ty Corex cùng các đơn vị như UBND quận Tây Hồ và các doanh nghiệp đã dồn toàn lực cho chương trình góp phần tạo điểm đến ấn tượng cho du khách trong dịp Tết Nguyên đán”.
Từ chương trình tổng duyệt cho đến đêm diễn ra thực tế, cả chục nghìn người người dân thủ đô đã có mặt tại xung quanh khu vực Hồ Tây để đón xem những màn trình diễn công nghệ độc đáo của “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long”. Rất nhiều người đã cảm thấy phấn khích và thích thú vì màn trình diễn khá đẹp mắt và độc đáo.
Chị Đinh Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) đã cùng gia đình có mặt tại Hồ Tây - Hà Nội từ rất sớm, bất chấp thời tiết dịp Tết lạnh và chút mua Xuân. “Rất đẹp và ý nghĩa, từ hình ảnh Chiếu dời đô đầu tiên tới màn kết đều đem lại những cảm xúc và sự bất ngờ cho người xem. Mặc dù phải chờ gần 1 tiếng đồng hồ lạnh run để xem tổng duyệt, nhưng với mình, nhìn 2024 chiếc drone bay xếp hình rất đặc biệt cũng cảm thấy xứng đáng!”. Bởi vì, chương trình không chỉ là tạo sự choáng ngợp về công nghệ, mà còn 11 tác phẩm là những câu chuyện kể về Hà Nội qua sự kết hợp giữa ánh sáng và âm nhạc. Sự tương tác này sẽ kết nối cảm xúc người xem qua màn pháo hoa rực rỡ tại Hồ Tây, để Giao thừa trở thành sự kiện văn hóa tâm điểm của Thủ đô năm 2024.
Ông Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết: “Quận Tây Hồ vinh dự được chọn là địa điểm đầu tiên của thành phố Hà Nội trình diễn máy bay không người lái trong dịp Tết Nguyên đán. Với màn trình diễn sử dụng công nghệ hiện đại trên thế giới, âm nhạc sáng tạo cùng câu chuyện mang đậm giá trị bản sắc, văn hoá, lịch sử dân tộc, sự kiện là điểm sáng mới trong hoạt động chào đón năm mới, góp phần mang đến một mùa Xuân Giáp Thìn an toàn, lành mạnh, tạo không khí vui tươi, khí thế phấn khởi, tinh thần tự hào dân tộc cho người dân”.
Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, Hà Nội không chỉ có 1 hay 2 chương trình, điểm đến mà tinh thần sáng tạo đã len lỏi vào từng con phố, từng sự kiện và từng di sản, trở thành sức mạnh văn hóa riêng biệt.
Trong khi dịp Tết Nguyên đán ở Hồ Tây có “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long”, thì ở Vườn hoa Vạn Xuân là chương trình “Trình diễn nhạc nước chào đón năm mới Giáp Thìn 2024”, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) là chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” lần đầu tiên được trình chiếu bằng công nghệ 3D mapping tái hiện lịch sử oanh liệt thời kỳ Hai Bà Trưng bằng ánh sáng, hình ảnh chân thực, sống động, ấn tượng, hay tại Khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn là chương trình “Ngọc Sơn – Đêm huyền bí”… Mỗi chương trình tạo nên điểm nhấn cho bức tranh sáng tạo của toàn Hà Nội với những sản phẩm mới lạ và đa dạng cung bậc cảm xúc cho người xem.
Đánh giá về sự ứng dụng tổng hòa này, Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam bày tỏ: Mặc dù chậm so với quốc tế và khu vực, song bảo tàng di tích trên cả nước cũng như ở Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng công nghệ xây dựng chương trình phát huy giá trị. Trong khi chưa thể (hoặc không thể) phục dựng những di sản kiến trúc tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội xưa, hoặc sưu tầm được nguồn tư liệu ở các di sản chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng những kiến trúc “ảo” bằng công nghệ để thu hút, cũng như cung cấp kiến thức cho du khách.
TS Lê Minh Lý cho rằng điều kiện cần nhất để khẳng định sự thành công của chương trình di sản ứng dụng với công nghệ chính là việc những điểm đến di sản cần thống nhất rằng hiện vật, di tích và câu chuyện lịch sử ký ức là quan trọng nhất. Các chương trình công nghệ có thành công hay không phải dựa vào nghiên cứu cơ bản và từ thông tin di sản. Cần tạo cơ hội để người xem được trải nghiệm cụ thể, trực tiếp từ di vật, hình ảnh, tư liệu để phát huy thế mạnh của bảo tàng, di tích.
(Theo Linh Anh - Vân Nhi, Báo Kinh tế & Đô thị, ngày 26/02/2024)