Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Từ các tác phẩm nghệ thuật, thi ca nhạc họa về Hồ Tây còn được lưu giữ mà chiều sâu vẻ đẹp nơi đây càng trở nên cuốn hút và lãng mạn hơn bao giờ hết.
Vẻ đẹp của Hồ Tây đã trở thành chất liệu cho nhạc sĩ Phó Đức Phương chắp bút viết lên những câu ca, nốt nhạc du dương, bay bổng đến thế.
Như một lẽ rất tự nhiên, vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa, văn chương bao đời nay.
Thơ Lê Hữu Trác, Phạm Quý Thích, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đời Lê, Miên Thẩm, Trần Bá Lâm, Vũ Tông Phan đời Nguyễn, cộng với bao thơ văn khác của tác giả khuyết danh, các tác giả thời hiện đại cũng không kém phần chải chuốt du dương cùng sóng nước Hồ Tây.
Và cũng từ các tác phẩm nghệ thuật, thi ca nhạc họa về Hồ Tây còn được lưu giữ mà chiều sâu vẻ đẹp nơi đây càng trở nên cuốn hút và lãng mạn hơn bao giờ hết.
Như một lẽ rất tự nhiên, vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ
Hồ Tây không chỉ như một tấm gương nước, mà còn là một tấm gương phản ánh tâm tư tình cảm của văn nhân thi sĩ. Mảng văn học viết về Hồ Tây gồm nhiều thể loại: ký, chí, truyện, thơ, phú…
Phần lớn viết bằng chữ Hán, một số ít bằng chữ Nôm, đến thời hiện đại thì bằng chữ quốc ngữ. Tuy vậy, Hồ Tây chỉ đi vào thơ và được biết đến nhiều hơn từ đời Lê Thánh Tông, tức nửa sau thế kỷ XV.
Từ thời này đã có những tác giả như Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Nhật Tuyên rồi sau đó là Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu…
Cả những vị vua chúa cũng bị Hồ Tây hút hồn và gửi lại đây những thi phẩm đẹp như chúa Trịnh Sâm, vua Quang Toản, hoàng tử Tùng Thiện vương…
Đặc biệt, trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII có ba nhà thơ nữ tài danh thì cả ba đều đã sống bên sóng nước Hồ Tây và để lại những sáng tác bất hủ nhờ bối cảnh của Hồ Tây. Đó là Đoàn thị Điểm, Hồ Xuân Hương và Bà huyện Thanh Quan.
Chiều sâu cảnh sắc Tây Hồ như được thu trọn trong những bài phú nổi tiếng một thời trong“Tây Hồ phong cảnh của Ngô Thì Sĩ”, “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng và bài Chiến tụng Tây Hồ phú của Phạm Thái. Đến các tác giả văn xuôi cổ, họ cũng không thua các nhà thơ trong việc tôn vinh vẻ đẹp của hồ. Đọc Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh - Kiều Phú); Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ); Thượng Kinh ký sự (Lãn Ông); Tây Hồ chí (khuyết danh), Thánh Tông di thảo (khuyết danh)…, hình ảnh Hồ Tây cũng chứa chan, tràn ngập.
Thời kỳ hiện đại, văn học việt nam với nhiều biến chuyển và Hồ Tây vẫn là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều tác giả nổi tiếng như Hồ DZếch, Đoàn Văn Cừ, Ngô Văn Phú, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, hay Hoàng Ngọc Phách, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Bằng Việt…
Có thể thấy, những tác phẩm viết về Hồ Tây thời nào cũng có và muôn mặt đời sống của vùng sông nước Hồ Tây cũng được phản chiếu rõ nét trong những tác phẩm ấy qua từng thời kỳ.
Khi nhắc về Hồ Tây, bất cứ ai cũng đều hình dung ra một trái tim ôm trọn trong mình những trạng thái buồn vui của biết bao con người. Những trang viết, vần thơ, hay những tác phẩm nghệ thuật cũng như sự trải lòng mà tâm hồn biết bao người muốn tìm đến với Hồ Tây.
Chính sự trong trẻo, mênh mang của Hồ Tây đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà thơ, nhà văn hay các nhà hội họa sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật quý giá và từ những tác phẩm này, chúng ta cũng tìm thấy chiều sâu văn hóa được đắp bồi không ngừng nghỉ trong không gian, cảnh sắc, con người, cuộc sống nơi đây.
Với những người con của làng Tây Hồ xưa thì họ cũng có những cách cảm nhận về Hồ Tây rất riêng. Ông Trần Ngọc Minh làng Thụy Khuê gửi tâm sự, tình cảm dành cho Hồ Tây qua 4 câu thơ lãng mạn
Ai đong mà nước hồ đầy
Ai se mà lại có ngày hôm nay
Cảnh hồ càng ngắm càng say
Bên Hồ Tây ấy chiều nay có nàng
Chính sự trong trẻo, mênh mang của Hồ Tây đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà thơ, nhà văn
Tuy nhiên sự thay đổi cảnh quan Hồ Tây trong những năm trở lại đây cũng khiến cho nhiều người không khỏi tiếc nuối. Ông Vũ, năm nay ngoài 80 tuổi, nhà ở Nghi Tàm, hàng ngày vẫn đều đặn đạp xe quanh Hồ Tây để tập thể dục. Ông gắn bó với nơi này, thuộc lòng từng con đường ngõ phố, từng hàng cây, rặng nhãn, rặng ổi.
Vẫn biết vẻ đẹp của Hồ Tây có thể làm thăng hoa cảm xúc và khiến bất cứ ai cũng có thể trở thành người nghệ sĩ, nhưng những nét lãng mạn, mênh mang của sóng nước Hồ Tây ngày hôm nay cũng không tránh khỏi sự ồn ào, bụi bặm, đổi thay của quá trình đô thị hóa.
Càng đắm mình trong những trang thơ, dòng viết về Hồ Tây một thời thì sự đổi thay của ngày hôm nay càng khiến nhiều người nuối tiếc, bâng khuâng. Tuy nhiên, những sáng tác về Hồ Tây vẫn luôn là di sản gắn kết mọi người với Hồ Tây, với một phần tâm thức người Hà Nội.
Cùng với các giá trị khác như cảnh quan, kinh tế, kiến trúc, lịch sử… văn học viết về Hồ Tây cũng là một giá trị đặc biệt, nâng tầm địa danh này trở thành một điểm hẹn văn hóa thú vị cho bất cứ ai khi đến với Hà Nội.
Hy vọng, qua góc nhìn từ văn chương, thơ ca, nghệ thuật về Hồ Tây hôm nay, quý vị và các bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thật gần gũi, giao hòa và chạm tới trái tim những người dành tình yêu cho nơi này.
(Theo Kênh VOV giao thông, 7/11/2018)