Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Trong những năm qua, Hà Nội đã có bước phát triển mạnh cả về quy mô, diện mạo với những thành tựu toàn diện. Đặc biệt việc ứng dụng khoa học công nghệ đã, đang và sẽ góp phần xây dựng Thành phố thông minh, cơ sở để xây dựng chính quyền điện tử.
![]() |
Ảnh minh họa |
10 năm sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ luôn được chú trọng triển khai, đem lại chất lượng, hiệu quả cao. Đến nay, các chương trình KHCN cấp Thành phố đã triển khai 996 đề tài, dự án nghiên cứu KHCN với 674 đề tài về KHCN, 227 đề tài về KHXH&NV, 95 dự án sản xuất thử nghiệm. Hiệu quả ứng dụng các đề tài, dự án vào thực tiễn ngày càng tăng đã thúc đẩy đổi mới công nghệ và năng suất chất lượng trong các ngành, lĩnh vực. Đồng thời góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách của Thành phố.
Một trong những đột phá làm thay đổi bộ mặt đô thị Thủ đô, đó là việc khớp nối giao thông, xây dựng và quy hoạch của Hà Nội với các vùng lân cận. Trong đó, đã đề xuất giải pháp về quy hoạch, cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch, cải tạo các khu chung cư cũ, phát triển tính đa dạng trong không gian kiến trúc Hà Nội; nghiên cứu các quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng Thủ đô. Tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô. Các giải pháp để hạn chế các phương tiện giao thông vận tải cá nhân, phù hợp với quy hoạch chung của Hà Nội, xây dựng quy trình đánh giá tác động giao thông đô thị của các dự án phát triển đô thị điển hình trên địa bàn Thành phố …
Xây dựng thành phố thông minh là ứng dụng thành tựu của CNTT để giải quyết một số vấn đề cấp bách của đô thị. Để xây dựng Thành phố thông minh, Hà Nội bắt đầu bằng giao thông thông minh. Thành phố đã triển khai thí điểm ứng dụng tìm kiếm và thanh toán phí trông giữ xe ô tô qua điện thoại di động (iParking) tại hai tuyến phố Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Sau thời gian thí điểm, mô hình này được nhân rộng ra 9 tuyến phố thuộc 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng.
Hay trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, Thành phố đã có những nghiên cứu để áp dụng các công nghệ thích hợp xử lý ô nhiễm nước thải sinh hoạt, ô nhiễm sông, hồ, nước thải công nghiệp, làng nghề và bệnh viện. Các giải pháp giúp kiểm tra, kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường.
Góp phần xây dựng chính quyền điện tử
Năm 2007, toàn Thành phố mới có 50% cán bộ công chức có máy tính, trên 60% cơ quan Nhà nước kết nối mạng LAN, internet; 84% cơ quan có cán bộ chuyên trách CNTT, 85% cán bộ công chức biết sử dụng máy tính, 80% sử dụng thư điện tử; 30/43 sở, ngành, quận, huyện sử dụng phần mềm quản lý văn bản; mạng diện rộng của Thành phố kết nối chưa tới 60% sở, ngành, quận, huyện, xã, phường... Đặc biệt, tỉnh Hà Tây (cũ) có nhiều huyện gần như "trắng" về cơ sở hạ tầng, ứng dụng, nguồn nhân lực CNTT.
Trong bối cảnh đó, ngay sau hợp nhất, Thành phố đã quyết liệt chỉ đạo, xây dựng và triển khai nhiều chương trình ứng dụng CNTT trên toàn địa bàn. Nhờ cố gắng không ngừng, đến nay, mạng diện rộng Thành phố đã kết nối tới 100% sở, ngành, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; 100% sở, ngành, UBND cấp huyện có máy chủ quản trị mạng. 100% sở, ngành, UBND cấp huyện, xã có mạng LAN, Internet kết nối tới mọi phòng, ban và đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc, phần mềm một cửa điện tử; thiết lập hệ thống thư điện tử công vụ cho 100% cán bộ công chức để trao đổi công việc… Việc giải quyết hồ sơ hành chính nhiều lĩnh vực như xây dựng, quy hoạch, đăng ký kinh doanh luôn được quan tâm cải tiến…
Cùng với đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc của cơ quan, một kết quả nổi bật nhất của Thành phố trong ứng dụng CNTT vào CCHC là đã triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến tới tận cấp xã để đẩy nhanh giải quyết TTHC cho người dân. Nếu 2007, toàn Thành phố mới có 13 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thì nay đã có 337 dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 169 dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Hiện, Hà Nội đã trở thành điểm sáng của cả nước trong đầu tư mạnh cho hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT. Hằng năm, Thành phố triển khai các kế hoạch ứng dụng CNTT đúng lộ trình, chuẩn hóa, với nhiều chỉ tiêu cao hơn Chính phủ giao; thường xuyên đôn đốc đẩy nhanh tiến độ với những chỉ tiêu chưa đạt. Nhờ những bước tiến mạnh mẽ trong ứng dụng CNTT, nền tảng chính quyền điện tử tại Thành phố đã cơ bản hình thành và làm cơ sở xây dựng Thành phố thông minh.
(Theo thanglong.chinhphu.vn, 6/8/2018)