Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Hoạt động giao thương hàng hóa không chỉ tạo cơ hội cho các DN tiêu thụ sản phẩm, đồng thời từng bước trở thành cầu nối kinh tế quan trọng của Hà Nội và các tỉnh, TP. Đó là khẳng định của Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng khi nói về tác dụng của hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương trong thời gian qua.
Hiệu quả trong kết nối cung - cầu
Có thể thấy, các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu giữa Hà Nội với các tỉnh, thành đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh cho các DN địa phương, đáp ứng hàng hóa cho thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương cho thấy: Trong quá trình kết nối tìm nguồn hàng, DN bán lẻ gặp không ít khó khăn khi nguồn cung ứng các tỉnh không đáp ứng được lượng hàng số lớn, chất lượng bảo đảm, đồng đều.
Nguyên nhân là do hầu hết các tỉnh cung ứng hàng hóa cho DN có ít DN lớn làm đầu mối thu mua hàng hóa cho bà con nông dân, DN sản xuất. Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Nhất Nam Vũ Thị Hậu và các DN bán lẻ Hà Nội nêu rõ: Mặc dù các hộ nông dân, HTX sản xuất nông sản hàng hóa nhưng vẫn theo tập quán truyền thống nên chưa đáp ứng được các yêu cầu về thủ tục giấy tờ đăng ký, kiểm định chất lượng và khâu thu gom, bảo quản, vận chuyển, phương thức thanh toán... Hơn nữa, sự phối hợp của các địa phương trong việc hỗ trợ DN bán lẻ, sản xuất nắm bắt nhu cầu về cung - cầu trên thị trường chưa kịp thời dẫn đến một số sản phẩm hàng hóa sản xuất cung vượt cầu ảnh hưởng đến giá cả, khó khăn trong việc tiêu thụ.
Để công tác liên kết, kết nối cung cầu hàng hóa thời gian tới đạt kết quả tốt hơn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan kiến nghị: Các cấp chính quyền cần song hành với DN, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, rà soát ban hành và hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ DN trong việc cung cấp thông tin, xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh hàng Việt. Bên cạnh đó, UBND TP và các tỉnh cần chủ động trong việc thực hiện các chương trình liên kết, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm... thông tin đầu mối liên hệ để phối hợp triển khai thực hiện các chương trình, tổng kết kết quả thực hiện. Đồng thời rà soát, cung cấp danh sách các DN, HTX sản xuất các sản phẩm có lợi thế của địa phương, cung cấp tới các sở, ngành Hà Nội để Sở Công Thương Hà Nội thông tin tới các DN bán lẻ kết nối, hợp tác.
Ngoài ra các tỉnh nên đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm thế mạnh của Thủ đô Hà Nội (điện tử, da giày, dệt may, cơ khí, thực phẩm chế biến; các sản phẩm làng nghề...); Hợp tác chặt chẽ trong hoạt động khai thác, đa dạng nguồn hàng sản phẩm nông sản thực phẩm, thủy hải sản, đặc sản các tỉnh, TP đưa vào thị trường Hà Nội tiêu thụ.