Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) Với mỗi người dân Hà Nội, việc bày hoa đào trong mỗi dịp tết đến xuân về là phong tục truyền thống, biểu tượng cho hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cho gia đình trong năm mới sắp đến.
Hoa đào luôn gợi nhớ cho chúng ta cảm giác tết đã đến
Về việc tại sao cứ mỗi dịp tết đến xuân về người dân miền Bắc Việt Nam lại bày đào đón tết, có nhiều thuyết khác nhau. Theo sự tích dân gian, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào cổ thụ cành lá xum xuê che phủ một vùng đất rộng lớn. Ở đó có hai vị thần là Trà và Uất Lũy cư ngụ, dùng quyền năng của mình bảo hộ người dân khỏi sự quấy rối của ma quỷ, do đó chỉ cần nhìn cây đào thôi cũng đủ khiến tà ma phải khiếp sợ bỏ chạy.
Hai vị thần trú ngụ trên cây đào
Vì thế, dân làng nơi đây quanh năm có một cuộc sống bình yên và sung túc. Nhưng đến những ngày cuối năm, hai vị Thần phải về thiên đình trình báo Ngọc Hoàng thì bọn yêu ma được dịp hoành hành can nhiễu tới cuộc sống người dân. Khi hai vị Thần quay lại, sau khi nghe dân làng kể lại sự tình, Thần bảo con người ngày Tết hãy chặt những cành đào rồi cắm trong nhà, nhìn thấy đào cũng như thấy Thần, tà ma sẽ khiếp sợ cũng phải tránh xa.
Xét theo khía cạnh khoa học, hoa đào thường được truộng vào dịp tết do đặc tính của cây. Đào yêu cầu có một thời gian với một độ lạnh nhất định để phân hóa mầm hoa, ra hoa. Vào dịp tết, thời tiết Hà Nội thường se lạnh phù hợp cho người trồng hoa tính toán thời điểm khiến hoa nở rộ vào đúng dịp Tết.
Hoa đào trồng ở Hà Nội gồm bốn giống chính:
Ngoài bốn giống đào chính kể trên, Hà Nội còn có nhiều giống đào quý, hiếm, tiêu biểu như Đào thất thốn.
Đào thất thốn được coi như "hoàng hậu" của các loài hoa đào
Đào thất thốn mang vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính. Từ gốc đào đến các cành nhỏ đều có dáng vẻ xù xì, rêu mốc, nổi những u, những mấu. Đặc biệt, những gốc đào lâu năm mang rõ vẻ phong trần, sương gió tựa gốc tùng già. Hoa đào có màu đỏ thẫm, cánh dày, mỗi lớp hoa có 7 cánh.
Theo nghệ nhân Lê Hàm (làng đào Nhật Tân), để một cây đào ra hoa, phải mất từ 7-8 năm, còn muốn cây đẹp, mang dáng vẻ phong trần, cổ kính, có khi phải mất đến vài chục năm. Vì vậy, mỗi gốc đào thất thốn thường có giá cao, từ 10 đến 50 triệu đồng. Mặc dù đắt là thế, nhưng với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của mình, đào thất thốn đang dần trở lại với người chơi hoa Hà Nội dịp Tết.
Một số hình ảnh về hoa đào Hà Nội:
Vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ.
Những nụ đào mới nở
Những cây đào có thế đẹp được người dân săn lùng
Những chậu hoa đào nhỏ phù hợp bày trong nhà
Vườn đào
Tất bật bán đào ngày tết
Đào theo chân người bán hàng rong trên phố
(HPA)