Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Trích Sài là một trong sáu làng cổ thuộc vùng Kẻ Bưởi, vùng đất gắn với sự hình thành và phát triển của Thăng Long, Hà Nội.
Đình làng Trích Sài
Xưa làng cổ Trích Sài thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng hiện vẫn giữ lại nhiều ngôi nhà cổ rất đẹp. Giữa một không gian toàn nhà bê tông thì những ngôi nhà cổ ấy như một điểm nhấn xinh xắn duyên dáng mà ai đi qua cũng muốn ngắm nhìn thật lâu.
Ở nơi đây, từ một viên gạch lát đường, một nét hoa văn trên cổng làng, một bóng cây già, một dáng nhà cổ xưa còn sót lại đến những câu chuyện dân dã, những câu ca dao cổ và tiếng chuông chùa buông ngân đều gợi về quá khứ. Dường như tất cả muốn nói rằng nền tảng sự sống được đặt trên những viên gạch cổ xưa là vững chãi, là bền chặt và gắn kết cuộc sống của con người nơi đây. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ góc nhìn của mình trước sự đổi thay của làng Trích Sài nói riêng cũng như những ngôi làng cổ ven Hồ Tây ngày nay.
"Làng Trích Sài - Có nghĩa là đốn củi, hái củi. Phải chăng tên này ra đời khi vùng hồ Tây còn là rừng. Người Trích Sài cũng có nghề dệt lĩnh, một phần sống bằng nghề đánh cá, chài lưới bên hồ Tây và 1 phần thì đi làm thêm trong phố.
Tất cả các làng quanh hồ Tây cho đến hiện nay do cơ cấu lại các đơn vị hành chính thì nó không còn là tên làng nữa mà tất cả trở thành phố từ lâu rồi. Bộ mặt quanh hồ Tây chỉ trong khoảng 20 năm đã thay đổi 180 độ. Chính những người dân ở trong làng cũng không nhận ra đây chính là đất làng Yên Phụ hay Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, Xuân Tảo, Bái Ân, làng Yên Thái, Võng Thị, Trích Sài, Thụy Khuê như ngày xưa nữa. Đó là sự thay đổi rất lớn.
Sự thay đổi này nó cũng vừa vui nhưng cũng vừa buồn bởi vì hầu hết tất cả các làng quanh hồ Tây đều có nghề và các đặc điểm riêng khác hẳn các vùng khác của kinh thành Thăng Long xưa và của Hà Nội sau này. Nhưng một cái cũng là được vì nếu như không có sự đầu tư ở hồ Tây thì hồ Tây mãi mãi vẫn ở dạng tiềm năng. Và cũng nhờ có sự đầu tư mà hồ Tây trở thành khu vực mà người nước ngoài rất thích, và cũng trở thành khu du lịch với khá nhiều khách sạn lớn xây quanh hồ và đó cũng là 1 sự thay đổi lớn của các làng quanh hồ Tây ."
Điểm ấn tượng đầu tiên củaLàng Trích Sài là làng có nhiều đình chùa, đi vài bước là có một cái. Chùa Thiên Niên, đình làng Trích Sài, miếu thờ bà Phan Thị Ngọc Đô. Có cụ Nguyễn Hoàng Tôn, tham gia cộng sản những năm 30, bị Pháp bắt và tử hình, hiện con đường mang tên ông nằm trước Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ.Ngày mùng 5 tháng Giêng hàng năm, dân làng Trích Sài lại tổ chức tế lễ tưởng niệm bà Tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô. Trang ấp nay đã thành phố xá nhưng bóng chùa Thiên Niên vẫn nhắc nhở chúng ta nhớ về truyền thống văn hoá phong phú xưa kia của một vùng ven Hồ Tây.
Chùa Thiên Niên vốn một thắng cảnh đẹp nằm sát bên Hồ Tây tọa lạc trên một khu đất rộng cây cao rợp bóng hoa lá xanh tươi giữa một vùng quanh năm lộng gió. Mặt chùa quay hướng Đông, nhìn ra Hồ Tây bốn mùa đón ánh nắng và bình minh chiếu rọi. Chùa thờ Phật với kiến trúc khá đẹp và độc đáo.
Vùng Kẻ Bưởi còn lưu trong ký ức hình ảnh vua Lý Công Uẩn - vị vua anh minh hết lòng yêu nước, thương dân. Truyện xưa kể lại năm 1011 khi vua vừa định đô ở Thăng Long có dịp đi ngự thuyền đến bến Giang Tân gần chợ Bưởi ngày nay thì nhìn thấy có căng tấm lĩnh hình còn Rồng. Vua lên bờ hỏi lại thì được biết làng Dâu, xóm Bãi đã dệt tấm lĩnh để mừng vua ngự giá. Vua khen dân làng có nghĩa bèn đổi làng Dâu thành làng Nghĩa Đô và xóm Bãi thành Bái Ân. Vua dặn dân làng cố gắng dệt lĩnh đẹp và nhiều hơn để làm đẹp cho mọi người.
Đến đời vua Lý Thái Tông không dùng hàng gấm của nhà Tống nữa, vua quan triều đình, hoàng hâu, công chúa dùng lụa, gấm, lĩnh của Thăng Long. Năm 1156, nhà Lý còn tặng nhà Tống tám trăm năm mươi tấm lụa màu vàng có hoa Rồng cuốn…
Tới thời vua Lê Thánh Tông (1470-1497) vua cho một cung nữ gốc Chàm là Phan Thị Ngọc Đô cùng 24 thị tì ra ở thôn Trích Sài lập trang Thiên Niên. Bà Ngọc Đô đem nghề dệt lĩnh của người Chàm truyền cho dân làng. Lĩnh hoa vùng Bưởi nổi tiếng khắp nơi, không chỉ phục vụ dân Thăng Long mà còn bán ra nước ngoài
Dấu tích từ những làng nghề vùng Bưởi đã minh chứng cho một triết lý sống sự gắn bó giữa người và đất, để vươn tới một cuộc sống thái bình thịnh vượng ra năm châu bốn biển. Trong cái tĩnh lặng tuyệt vời bên màu xanh cây lá, màu xanh trời nước Tây Hồ, tiếng chuông chùa ngân lao xao trên sóng nước như nỗi niềm thương nhớ về làng nghề dệt lụa đã lùi vào dĩ vãng. Bà Đỗ Thị Kim Dung người làng Tây Hồ kể lại:
"Những người về tâm linh thì người ta cho rằng các cung nữ vấn dệt lụa và gửi vào hoàng thành Thăng Long. Các dải lụa vẫn bay vào trong đó những làn mây. Bây giờ các cung nữ vẫn cứ hoài niệm về quá khứ của một thời về hoàng thành Thăng Long và các cung nữ vẫn dệt lụa để cung cấp vào trong hoàng thành. Chính vì vậy các dải lụa như những làn sương khói vẫn bay vào trong hoàng thành và ng ta nói các cung nữ vẫn gửi lụa vào trong hoàng thành. Những ngày đẹp trời ở đây có những làn mây trắng bay dập dờn rất là đẹp."
Dấu ấn tinh hoa in đậm ở Kẻ Bưởi, vùng đất cố đô không chỉ là một giá trị tinh thần, mà nó chứa đựng một thông điệp về sự làm ăn sinh sống lưu truyền cho các đời sau. Thế kỷ XVII – XVIII, phụ nữ Thăng Long mặc áo the, quần lĩnh. Lĩnh Bưởi được yêu thích hơn cả. “The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng/Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên”.
Nay nghề dệt Bưởi đã mai một dần trong cuộc sống của chính những người dân nơi đây. Nhưng có thể nói, mỗi một di tích văn hoá còn lại trên làng cổ Trích Sài đều giữ trong nó những ký ức về một nền văn minh, một triết lý sống, như ý thức về sự hoà nhập vào vũ trụ và thiên nhiên của ông cha mà chúng ta cần tìm hiểu và tiếp nối cái hay, cái đẹp của nó. Do vậy mà cũng thật dễ hiểu khi người dân sống tại làng vẫn thấy tiếc nuối những điều đã mất:
"Làng Trích Sài ven hồ Tây có nhiều di tích cổ xung quanh ngày xưa nó gắn với sự thích Hồ Tây này rồi làng Trích Sài rồi các chùa chiền xung quanh nhưng mà đến bây giờ thay đổi cuộc sống nó có khá hơn. Ăn uống có nhiều thịt cá hơn. Nhà cửa thì khang trang hơn. Thế nhưng mà cái môi trường sống nó không được như ngày xưa. Cho nên tôi đã có mấy câu thơ về Hồ Tây như này:
Hồ Tây giờ đã biến thành ao
Khắp bốn bề giăng giăng khắp tòa cao
Không gian nát vụn ra từng mảnh
Thương nhớ Hồ Tây cái thuở nào
Dẫu biết dòng đời là thay đổi
Mà sao lòng vẫn thấy nhói đau
Ngày xưa ở đây nhìn được thấy núi Ba Vì, nhìn mênh mông nhưng bây giờ nhìn chỉ thấy xung quanh các toàn nhà vây kín hết, không còn cái cảnh ngày xưa, sâm cầm cũng không còn."
Gần một nghìn năm nay, dân làng vẫn sống bằng nghề trồng rau và hoa. Nhưng nay đất trồng hoa đang bị xâm chiếm bởi tốc độ xây dựng nhà ở, khách sạn mini. Làng cổ hiện nay đã thay đổi nhiều nhưng các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống vẫn được nhân dân cố gắng bảo tồn, tạo nên nét riêng của mảnh đất kinh thành Thăng Long xưa.
Cho dù nhiều dấu tích cũ bị mai một nhưng với mỗi ngôi đình, đền, chùa còn lại vẫn đang được nhân dân Trích Sài gìn giữ để trở thành món quà quý với du khách trong nước và nước ngoài. Một nét thú vị hấp dẫn du khách khi tới thăm làng là không khí đông vui tấp nập của phong trào tập thể dục tại đây. Đi bộ, tập dưỡng sinh, khiêu vũ… tại các công viên, vườn hoa đã trở nên khá phổ biến, nhất là vào lúc sáng sớm và chiều muộn góp phần tạo nên những hình ảnh đẹp trong cuộc sống thường nhật bên con đường ven hồ Tây thơ mộng.
Vài năm trước khu vực vườn hoa trên phố Trích Sài được lắp đặt các thiết bị thể thao ngoài trời nên thu hút rất đông người đến rèn luyện sức khỏe vào sáng sớm và chiều muộn. Có khoản 20 thiết bị tập thể dục thể thao được lắp đặt chắc chắn, ở những vị trí thuận tiện và an toàn cho người dân tập luyện. Các dụng cụ đều đơn giản và dễ sử dụng, đáp ứng được mọi đối tượng từ tập lưng bụng, đạp tròn, đi bộ, xà kép tập tay và ngực, thiết bị xoay vai, tập toàn thân, xà đơn 3 người tập, tập đạp xe, tập kéo tay, tập lưng, lắc hông, lắc eo…Một số người dân sống tại phường Bưởi tới đây tập thể dục chia sẻ:
"Mọi người thì khiêu vũ giao lưu, cổ điển hoặc dance sport. Ra tập thể dục ngoài này, không thích vào nhà, bí mà tập cái này phải hít thở không khí trong lành. Nghe nhạc tươi trẻ mà khỏe ra, trẻ mãi không già."
"Ví dụ như bà bị đau khớp, bây giờ tập được đứng lên đứng xuống cải thiện được sức khỏe tốt lắm."
"Nói chung là mình phải tập luyện thì nó mới được."
"Tôi đánh mấy năm nay rồi tại vì đi chụp người ta bảo thoái hóa đốt sống cổ. Bây giờ cái này là cải thiện đốt sống cổ cho mình tốt lắm mà cái mắt mình đưa lên cao để mình tìm cầu ấy rồi tay chân các thứ rồi hít thở sâu tốt toàn bộ cơ thể luôn."
Dài khoảng 20km, đường bao quanh hồ Tây đặc biệt hấp dẫn du khách khi đi qua những khu làng cổ như Yên Phụ, Trích Sài, Quảng Bá...So với những con phố ngột ngạt trong nội đô, con đường ven Hồ Tây có không khí thoáng đãng, trong lành bậc nhất. Một cán bộ về hưu cười xoà, dừng xe đạp đường Trích Sài chia sẻ: ông đạp xe vừa bởi đó là môn thể thao vừa sức đối với người cao tuổi và cũng là một cách để nhớ về Hà Nội xưa.
"Anh em hợp tính nhau tập trung cùng nhau đi, thấy cùng khỏe mạnh mà mục đích của chúng tôi ra đây là được cười vui thoải mái là thích nhất. Chúng tôi bàn với nhau mỗi ngày là phải vài tiếng cười. Ở đây thì tầm nghỉ hưu nhiều chứ còn những người mà trong tuổi lao động thì thấy ít hơn."
Nhịp sống Hà Nội ngày nào cũng vậy, lặp đi lặp lại cảnh tắc đường, chen nhau trên từng con phố nhỏ, vượt đèn đỏ vì sợ tắc đường, thậm chí chuẩn bị sẵn cặp lồng cơm cho bữa trưa chỉ vì ngại ra đường. Sự phát triển nhanh của một đô thị lớn khiến ai cũng vội vã, cũng bị cuốn đi một cách vô thức. Đi tìm một Hà Nội yên bình với lảng bảng sương hồ, gió hiu hiu thổi vào từ con đường ven hồ Tây, chắc chắn sẽ giúp bản cảm nhận cuộc sống chậm rãi, bình yên thư thái hơn. Hồ Tây vẫn còn đó những vẻ đẹp đã đi vào thơ ca, vẫn còn đó sự chậm chạp đầy đáng yêu của mình cho dù bạn có bận rộn đến mấy.
(Theo Kênh VOV giao thông, 11/6/2018)