Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Nhằm quảng bá giá trị Tết truyền thống, trong 2 ngày 20 và 21-1, (tức ngày 10 và 11 tháng Chạp năm Quý Mão), tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây sẽ tổ chức chương trình xúc tiến quảng bá du lịch với chủ đề “Tết làng Việt” chào Xuân Giáp Thìn 2024.
Chương trình "Tết làng Việt" tổ chức tại Làng cổ Đường Lâm đã trở thành thương hiệu thu hút người dân và du khách.
Đây là năm thứ ba chương trình được tổ chức với sự tham gia của các đại sứ, khách quốc tế từ một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và du khách của các nước hiện sinh sống, làm việc tại Hà Nội, các doanh nghiệp du lịch… "Tết làng Việt" không chỉ góp phần giới thiệu văn hóa Việt tới bạn bè quốc tế, mà còn là cách để giữ gìn truyền thống cho các thế hệ mai sau.
Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết, chương trình được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, gồm: Tổ chức tour mẫu trải nghiệm trọn vẹn những nét đẹp truyền thống của Tết Việt với không gian chợ Tết truyền thống, biểu diễn nghệ thuật dân tộc tại sân đình Mông Phụ; tổ chức check-in tại những điểm đặc sắc nhất trong làng; tổ chức không gian, gian hàng giới thiệu về các sản phẩm đặc sản, sản phẩm thủ công, làng nghề của địa phương.
Một góc chợ quê.
Bên cạnh đó, chương trình còn có không gian trải nghiệm văn hóa Tết cổ truyền với hoạt động xin chữ, nặn tò he, gọt hoa thủy tiên; đồng thời trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống như: Chọi gà, bắt chạch trong chum, bịt mắt đập niêu…
Trong “Tết làng Việt”, người dân và du khách còn được tìm hiểu về các phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền như: Lễ giao thừa, mừng tuổi, thả cá chép...; trải nghiệm và tìm hiểu nghề làm tương truyền thống của gia đình ông Hà Hữu Thể; tham quan, trải nghiệm xưởng sản xuất sản phẩm sơn mài và không gian “Nghề làng” của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát; không gian Đoài Creative và Đoài Community của kiến trúc sư Khuất Văn Thắng; triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về đề tài Làng cổ Đường Lâm và các điểm du lịch trên địa bàn thị xã tại khu vực cổng làng Mông Phụ…
Không gian "ông đồ" cho chữ.
Trải nghiệm gói bánh chưng.
Một hoạt động không thể thiếu trong “Tết làng Việt” đó là tìm hiểu văn hóa ẩm thực đặc sắc, nức tiếng của Làng cổ Đường Lâm. Chương trình sẽ giới thiệu về ẩm thực Tết, trưng bày mâm cỗ ngày Tết của người dân Đường Lâm, trải nghiệm gói bánh chưng, gói giò ngày Tết.
Mâm cỗ Tết truyền thống của Làng cổ Đường Lâm.
Trưởng ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết, chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, giới thiệu đặc sản địa phương, quảng bá điểm đến, qua đó tạo hiệu ứng kích cầu du lịch Làng cổ Đường Lâm nói riêng và thị xã Sơn Tây nói chung để đón khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm văn hóa dịp Tết và du Xuân Giáp Thìn 2024.
(Theo Hoàng Lân, Báo Hànộimới, ngày 10/01/2024)