Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Cà phê, thủy sản và nhiều loại nông sản khác của Việt Nam có cơ hội tăng xuất khẩu tại thị trường Algeria khi nhu cầu của người dân bản địa về các thực phẩm này luôn ở mức cao.
Thương vụ Việt Nam tại Algeria, kiêm nhiệm Gambia, Mali, Niger và Senagal cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria đạt 82,96 triệu USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước do tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhìn chung, các mặt hàng nông sản của nước ta như cà phê, hạt tiêu, thủy sản, gạo… vẫn được thị trường này ưa chuộng.
Algeria ưa chuộng nông sản Việt.
Cụ thể, cà phê vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 71% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường Bắc Phi này trong nửa đầu năm. Như vậy, cùng với chè, cà phê đã trở thành đồ uống nóng ngày càng được ưa chuộng của người dân Bắc Phi Ả rập. Tại Algeria, cà phê được xem là sản phẩm thiết yếu bên cạnh các loại thực phẩm khác như bánh mì, dầu ăn, đường, sữa. Algeria nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại mỗi năm. Trong đó, Việt Nam thường cung cấp trên 50% sản lượng.
Mặt khác, tại quốc gia Bắc Phi này, số lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc ngày một đông. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng mạnh, nhất là khi nơi đây không trồng được loại cây này. Năm 2019, nước ta đã xuất khẩu cà phê sang 13 quốc gia châu Phi đạt tổng kim ngạch 153 triệu USD, trong đó Algeria chiếm đến 111 triệu USD. Phần lớn cà phê nhập khẩu vào Algeria dưới dạng cà phê thô (cà phê chưa rang xay và chưa khử cafein). 80% cà phê nhập khẩu vào thị trường này là cà phê robusta và 20% là cà phê arabica.
Thương vụ cũng khuyến cáo, trên thị trường này, cà phê thô của Việt Nam phải cạnh tranh với cà phê của nhiều nước, xuất khẩu cà phê hộp, cà phê hòa tan vẫn còn hạn chế. Người tiêu dùng địa phương thường uống rất ngọt và đánh giá cà phê hòa tan nhập khẩu nói chung chưa có đủ độ đường, đặc biệt thường e ngại về vấn đề đảm bảo tiêu chuẩn halal (liên quan đến các thành phần bổ sung như sữa bột, kem). Đây là điều các doanh nghiệp lưu ý khi xuất khẩu cà phê thành phẩm vào Algeria, nhất là khi đưa hàng vào hệ thống siêu thị.
Riêng với thủy, hải sản, hiện luôn nằm trong Top 5 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy, hải sản của nước ta sang thị trường này đạt 11 triệu USD. Sản phẩm xuất khẩu chính chủ yếu là cá tra, ba sa filet và cá ngừ nguyên liệu.
Hàng năm vào tháng 11, nước này tổ chức Hội chợ quốc tế về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tại thành phố Oran. Algeria vẫn đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư thế giới, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam sang hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực này. Ngành nuôi trồng thủy sản của Algeria, nhất là cá nước ngọt chưa phát triển do đó vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hơn nữa, mấy năm gần đây, số lượng người nước ngoài đến làm việc ngày càng đông cũng góp phần tăng cầu thủy sản. Mặt khác, cá da trơn được đánh giá có chứa ít cholesterol, giá bán phải chăng cũng mở ra cơ hội gia tăng xuất khẩu cho thủy sản Việt Nam vào thị trường này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, kiêm nhiệm Gambia, Mali, Niger và Senagal, hàng hóa đáp ứng được các điều kiện cạnh tranh về giá cả và bảo đảm về mặt chất lượng sẽ có cơ hội hiện diện rõ nét hơn tại thị trường này. |
(Theo Bảo Ngọc, Báo Công thương, ngày 04/08/2020)