Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Ngày 23/7, tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La diễn ra lễ xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Liên bang Nga.
Gia đình ông Trần Văn Đồng ở bản Tiên Hưng, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu là một trong những hộ dân có thanh long được chọn xuất khẩu trong đợt này. Hai năm trước, gia đình ông là một trong những hộ tiên phong phá bỏ cây chè - một loại cây trồng truyền thống gắn bó lâu đời với bà con nơi đây sang trồng thanh long ruột đỏ.
Sau gần 2 năm, 4 ha thanh long đã cho vụ quả ngọt đầu tiên với sản lượng dự kiến khoảng 3 tấn, trong đó chủ yếu để xuất khẩu sang Liên bang Nga. Theo tính toán của ông Đồng, nếu 1 ha chè trước kia cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm, thì với cây thanh long, thu nhập tăng gấp đôi.
Ông Trần Văn Đồng phấn khởi chia sẻ, cây thanh long ruột đỏ của gia đình ông được trồng hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ nên đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Ban đầu, mới chỉ có một số thị trường đặt hàng quả thanh long ruột đỏ, nhưng sau khi nhận thấy chất lượng đảm bảo, đến nay nhiều thị trường khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng có các đơn hơn đặt mua thanh long.
Từ năm 2010, cây thanh long ruột đỏ chính thức được đưa vào trồng thử nghiệm tại tỉnh Sơn La. Đến nay, sau 10 năm bén rễ, trên 100 ha thanh long ruột đỏ đã cho thấy khả năng thích nghi, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở đây. Cây thanh long đã trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thay thế những diện tích trồng ngô, trồng sắn kém hiệu quả.
Cùng với thanh long, tỉnh Sơn La hiện có trên 77.000 ha trồng các loại cây ăn quả như nhãn, na, xoài, bơ. Trong 6 tháng đầu năm 2020, tỉnh Sơn La đã xuất bán được trên 120.000 tấn quả các loại. Trong điều kiện khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, nhưng tỉnh Sơn La đã chuyển hướng thị trường, coi thị trường trong nước là chủ đạo trong tiêu thụ. Đồng thời, tỉnh đã đẩy mạnh thương mại điện tử để kết nối với các đối tác để đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La Nguyễn Quốc Khánh cho biết, việc xuất khẩu quả thanh long sang thị trường Liên bang Nga sẽ tác động tích cực đến quá trình sản xuất nông trong tỉnh. Dự kiến trong những năm tới, tỉnh Sơn La sẽ có trên 500 ha trong thanh long. Từ việc nông sản tiêu thụ được ở những thị trường khó tính như thị trường Nga sẽ có tác động thúc đẩy đến thị trường trong nước và sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp tỉnh Sơn La.
Trong thời gian tới, tỉnh Sơn La tập trung cao để chỉ đạo tiêu thụ 100% sản phẩm quả của toàn tỉnh, dự kiến khoảng 350.000 tấn quả các loại. Để thực hiện việc này, tỉnh Sơn La tiếp tục kết nối tiêu thụ với thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ các nhà máy chế biến quả đang xây dựng trên địa bàn. Cùng với đó, có các giải pháp để sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm phù hợp như sấy khô, đông lạnh. Đồng thời, đẩy mạnh việc quảng bá, xúc tiến các sản phẩm nông sản thông qua thương mại điện tử.
(Theo Hữu Quyết, Báo Tin tức, ngày 23/07/2020)