Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) Việc người tiêu dùng có nhận diện được thương hiệu hàng hóa mình đang sử dụng,tiêu dùng hay không là tùy thuộc vào việc ghi nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường.Tương tự như các nước thành viên EU khác, hàng thực phẩm khi nhập khẩu và lưu thông hợp pháp trên thị trường Thụy Điển phải đáp ứng được các yêu cầu bắt buộc
Việc người tiêu dùng có nhận diện được thương hiệu hàng hóa mình đang sử dụng, tiêu dùng hay không là tùy thuộc vào việc ghi nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường. Tương tự như các nước thành viên EU khác, hàng thực phẩm khi nhập khẩu và lưu thông hợp pháp trên thị trường Thụy Điển phải đáp ứng được các yêu cầu bắt buộc về ghi nhãn các thông tin cơ bản bằng ngôn ngữ sở tại, bao gồm: tên sản phẩm thương mại; danh mục và hàm lượng chất thành phần; trọng lượng tịnh; hạn sử dụng; hướng dẫn cụ thể về bảo quản hay sử dụng; tên và địa chỉ nhà nhập khẩu, hay nước xuất xứ hàng hóa. Trong thực tế thị trường có 3 trường hợp:
- Nếu ta xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh, ví dụ như cà phê hòa tan Trung Nguyên, thì trên bao bì hoàn toàn sẽ mang thương hiệu sản phẩm Việt là ”Cà phê Trung Nguyên” bên cạnh việc ta phải dán nhãn với các thông tin cơ bản nêu trên;
- Nếu ta xuất khẩu sản phẩm thô sang bạn, ví dụ là cà phê nguyên liệu (coffee bean) để bạn chế biến sâu, thì thông thường trên bao bì sẽ mang thương hiệu của doanh nghiệp bạn trên thị trường;
- Cũng có trường hợp thứ ba: ta xuất khẩu thành phẩm nhưng bao bì lại dưới tên thương hiệu của doanh nghiệp bạn, chẳng hạn như với một số mặt hàng hải sản. Đây có thể là do sự thỏa thuận hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp xuất khẩu của ta và doanh nghiệp nhập khẩu của bạn. Đây cũng là câu chuyện phổ biến trong thực tế do phụ thuộc vào bản thân chủng loại hàng hóa và nhất là sự thỏa thuận hợp đồng kinh doanh giữa bên mua và bên bán, giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Tuy nhiên nếu sản phẩm của ta được tăng cường chế biến sâu hơn và bảo đảm các điều kiện kỹ thuật và tiêu chuẩn phù hợp hơn thì ta sẽ có vị thế đàm phán tốt hơn để có thể có thêm nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng của Việt Nam khi xuất khẩu và lưu thông trên thị trường sở tại như các sản phẩm chế biến từ gạo (phồng tôm Sa Giang, bánh tráng Mỹ Tho, mỳ phở Acecook,….), từ đó sẽ gia tăng được uy tín xuất khẩu.
Để xây dựng thêm được nhiều thương hiệu hàng hóa Việt trên thị trường sở tại, trong thời gian tới, ta cần chú trọng triển khai các giải pháp như: tăng cường công tác xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động đi khảo sát và gặp làm việc với các nhà nhập khẩu phân phối, các siêu thị lớn để nắm bắt nhu cầu, yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và để trực tiếp quảng bá hàng hóa; và mở rộng chương trình chứng nhận sản phẩm hữu cơ và thương mại công bằng (fair trade) nhằm tăng cường quảng bá thương hiệu hàng Việt Nam, trước hết là đối với các sản phẩm đặc trưng và có lợi thế cạnh tranh./.
(Theo vietnamexpo.com, 9/11/2017).