Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Dù theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), ngành lúa gạo Việt sẽ phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe song với thời điểm này, nhiều doanh nghiệp khẳng định đã sẵn sàng bước vào "sân chơi" EVFTA.
Sẵn sàng đón cơ hội
Sau nhiều năm thực hiện tái cơ cấu ngành lúa gạo, cho tới nay cơ bản Việt Nam đã hình thành được những vùng sản xuất lúa tập trung có quy mô, đạt chất lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra thế giới. Ngành hàng này cũng có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư bài bản theo mô hình cánh đồng lớn, thực hiện liên kết bao tiêu chặt chẽ cho người nông dân.
Tại hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định “Quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu”, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 30/7, ông Lê Xuân Minh - Trưởng ban Kinh tế đối ngoại của Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) - cho biết: Chúng tôi đã sẵn sàng đón nhận Hiệp định này vì có sự chuẩn bị trong mấy năm qua để chờ tới ngày hiệp định có hiệu lực.
Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - phát biểu tại hội thảo. |
Cùng chung nhận định này, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An - chia sẻ, ngành lúa gạo Việt Nam đã tái cơ cấu 5-7 năm nay nên chất lượng gạo đã được cải thiện nhiều và doanh nghiệp tự tin sẽ đáp ứng được các cam kết của EVFTA.
Dù vậy, ông Minh băn khoăn, hiện hạn ngạch EU cho Việt Nam chỉ 80.000 tấn nên điều cần thiết là chúng ta phải tận dụng hạn ngạch này theo hướng tăng xuất sản phẩm gạo có giá trị cao, cụ thể là mặt hàng gạo thơm. Muốn làm được thì doanh nghiệp gạo trong ngành cần tăng liên kết, tạo nguồn hàng chất lượng để xuất khẩu. Bên cạnh đó, vấn đề lo ngại nhất hiện nay là điều kiện canh tác như nước, phân bón phải đảm bảo tiêu chuẩn của EU, các nhà xuất khẩu phải hết sức lưu ý để đảm bảo tiêu chuẩn của EU.
Cần thiết phải quản lý bằng Nghị định.
Liên quan đến Dự thảo Nghị định “Quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu” đang được Bộ NN&PTNT hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ, về cơ bản các điều khoản, nội dung trong Nghị định được doanh nghiệp nhất trí.
Theo ông Phạm Thái Bình, Nghị định chứng nhận gạo thơm vào EU là rất cần thiết. Vì người tiêu dùng EU yêu cầu rất cao về chất lượng nên khi xuất khẩu chúng ta phải có tính pháp lý, đảm bảo chất lượng cũng như đảm bảo minh bạch truy xuất nguồn gốc. “Tôi không đồng ý với cách làm của các nhà xuất khẩu Việt lâu nay khi nói là gạo thơm nhưng thực chất lại là trộn hoặc lấy từ chỗ khác để thành gạo của mình. Như vậy giảm uy tín của doanh nghiệp khác trong ngành nên vấn đề phải có Nghị định là cần thiết”, ông Bình nêu quan điểm.
Tuy nhiên, có một số ý kiến đóng góp với mong muốn khi đưa ra, Nghị định này sẽ không thành cơ chế “trói chân” doanh nghiệp. Cụ thể là vấn đề dịch thuật. Theo đó, việc dịch thuật hợp đồng nên cho doanh nghiệp tự làm, không cần thiết phải có một cơ quan chức năng nào. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cho rằng: Trường hợp doanh nghiệp có lúa gạo thơm tồn kho mà chưa có biên bản kiểm tra đồng ruộng thì nên cho kiểm tra DNA; Giống lúa thơm bán trên thị trường phải được chứng nhận của Cục Trồng trọt hoặc cơ quan chức năng của Nhà nước quản lý về giống chứng nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật, ghi rõ trên bao bì/tem nhãn kèm theo… Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 7 và khoản 3 Điều 8 của dự thảo Nghị định cần quy định thời gian số ngày làm việc nhằm tránh trường hợp thời gian rơi vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ.
Với những đóng góp này, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đều có giải thích cụ thể và tiếp thu để có điều chỉnh phù hợp trong dự thảo trình Thủ tướng ban hành.
Chủ trì hội thảo, ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - khẳng định: Nguyên tắc chung của Nghị định là xác nhận đúng chủng loại gạo thơm và đúng xuất xứ trồng tại Việt Nam, còn lại sẽ tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp trong quá trình thực thi.
Theo nội dung dự thảo, doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang EU muốn được hưởng ưu đãi hạn ngạch 30.000 tấn/năm miễn thuế phải được cấp chứng nhận chủng loại gạo thơm do Cục Trồng trọt cấp. Hoạt động kiểm tra được tiến hành từ đồng ruộng thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch và độ thuần của giống (% số cây) phải không nhỏ hơn 95%. Riêng năm 2020, theo dự thảo, doanh nghiệp sẽ được áp dụng điều khoản chuyển tiếp, không phải thực hiện kiểm tra trên đồng ruộng đối với gạo thơm đã được sản xuất trước ngày Nghị định có hiệu lực để có thể tận dụng cơ hội từ EVFTA. |
(Theo Mai Ca, Báo Công thương, ngày 30/07/2020)