Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Năm 2018, lần đầu tiên Hội chợ “Đặc sản vùng miền Việt Nam” (Vietnam Local Specialities Fair) và Triển lãm “Mỗi làng một sản phẩm - OVOP” (One Village One Product) được tổ chức cùng thời gian và địa điểm với quy mô 400 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng được chọn lọc của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.
Tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí trước thềm sự kiện, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) Nguyễn Thị Mai Anh cho biết: Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam là sự kiện thường niên do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, HPA là đơn vị chủ trì thực hiện. Sau 4 năm tổ chức, Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam đã khẳng định vị trí là hội chợ hàng đầu giới thiệu các sản phẩm đặc sản chất lượng cao từ mọi miền đất nước đến với các kênh phân phối và người tiêu dùng Hà Nội, là cầu nối quan trọng giữa các đơn vị sản xuất cả nước và người tiêu dùng của Thủ đô. Năm 2018 là năm thứ 5 Hội chợ được diễn ra, với điểm mới là đồng tổ chức hai sự kiện Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam và Triển lãm Mỗi làng một sản phẩm - OVOP cùng địa điểm, đi cùng với đó là việc nâng cao chất lượng và phong phú hoạt động hơn cho các sự kiện.
Năm 2018, quy mô Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam lên tới gần 300 gian hàng với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đến từ 6 quốc gia trên thế giới. Hội chợ có sự kết hợp với Triển lãm OVOP quy tụ gần 100 gian hàng của trên 20 làng nghề tiêu biểu của Hà Nội. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của các gian hàng thuộc chương trình OCOP (One Commune One Product - Mỗi xã một sản phẩm), là một chương trình quan trọng mới được Chính phủ phê duyệt gần đây.
Công tác chuẩn bị cho Hội chợ và Triển lãm OVOP 2018 đã được thực hiện công phu từ nhiều tháng trước và cho đến nay đã sẵn sàng cho 5 ngày sự kiện diễn ra, dự kiến thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan và mua sắm tại Hội chợ. Năm 2017, Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam đã đón nhận 45.000 lượt khách tham quan, mua sắm (tăng 40% so với năm 2016), trong đó không chỉ doanh nghiệp, người tiêu dùng thủ đô và toàn quốc mà còn thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Ông Lê Bá Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho biết: Sự kiện năm nay kết hợp giữa đặc sản khắp vùng miền đất nước và các sản phẩm thủ công tinh túy nhất của Hà Nội. Sự kiện có sự tham gia từ những người thợ thủ công dàn dựng nên những không gian, sắp đặt sản phẩm làng nghề của mình, cho đến các nghệ nhân trưng bày tác phẩm trong không gian do chính người làng nghề tạo ra. Với việc tổ chức Hội chợ Đặc sản vùng miền kết hợp với Triển lãm OVOP 2018, Ban Tổ chức mong muốn thể hiện sự lan tỏa cộng đồng, nâng cao lòng tự hào của người sản xuất, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về những sản phẩm tinh hoa, tinh túy các làng nghề Hà Nội.
Không gian trưng bày Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2018 mang đậm giá trị văn hóa và nghệ thuật của các vùng miền và làng nghề như: không gian thưởng trà Việt, không gian đặc sản và văn hóa Tây Bắc, không gian đặc sản và văn hóa 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, biểu diễn nghệ thuật làm bánh dân gian, không gian văn hóa cồng chiêng... Các sản phẩm được giới thiệu tại Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2018 là đặc sản đặc trưng của các vùng miền Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chỉ dẫn địa lý, có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã bao bì đẹp, có tiềm năng xuất khẩu... phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và làm quà tặng.
Triển lãm OVOP 2018 được thiết kế, trang trí thành các Khu không gian làng nghề truyền thống Hà Nội, phối hợp cùng tiểu cảnh thể hiện đặc trưng của các làng nghề Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước, bao gồm các khu không gian: Mây tre lá (làng nghề Phú Vinh, Ninh Sở, Phú Túc, Ứng Hòa, Chuông...); Gốm sứ (làng nghề Bát Tràng, Giang Cao...); Sừng (làng nghề Thụy Ứng...); Lụa (làng nghề Vạn Phúc, Mỹ Đức…); Đan móc (làng nghề Thường Tín); Sơn mài (làng nghề Bối Khê, Duyên Thái, Phú Xuyên…); Đồ gỗ, chạm khắc gỗ (làng nghề Du Dự, Sơn Đồng, Nhị Khê, Thanh Oai, Sơn Đồng, Hoài Đức, Thường Tín…); Túi xách (làng nghề Đình Tổ, Ninh Sở…). Các khu không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm kết hợp với trình diễn sản phẩm của các nghệ nhân làng nghề, kể các câu chuyện về sản phẩm của các làng nghề truyền thống Hà Nội liên tục diễn ra trong suốt thời gian hội chợ.
Một nét mới điểm nhấn của Hội chợ năm nay là không gian bán hàng di động với các xe hàng được thiết kế linh hoạt, là điểm nhấn để phát triển kênh bán lẻ các sản phẩm đặc sản và quà tặng cho thị trường trong nước trong tương lai.
Trong khuôn khổ Chương trình Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam và Triển lãm OVOP 2018, Thành phố Hà Nội cũng tổ chức Hội nghị “Giao thương kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2018” vào ngày 21/11/2018 tại Trung tâm Hội nghị MIPEC PALACE (229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội). Đây là hoạt động quan trọng nhằm triển khai các chương trình hợp tác giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước về lĩnh vực thương mại, nông nghiệp; kết nối đưa các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm đặc sản, nông sản an toàn thực phẩm vào kênh phân phối của thành phố Hà Nội…
(Theo Báo Tạp chí du lịch, 20/11/2018)