Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) - Định hướng chung trong phát triển Hội chợ Đặc sản vùng miền theo hướng đáp ứng về chất lượng sản phẩm là gia tăng về giá trị, đảm bảo các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ảnh từ Hội chợ Đặc sản vùng miền
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp có rất nhiều sản phẩm đặc trưng vùng miền. Các sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn đang được xuất khẩu mạnh mẽ sang thị trường quốc tế; trong đó, nhiều mặt hàng đã và đang có vị trí dẫn đầu như: hạt điều, cà phê, cacao, tiêu...
Tuy nhiên, dù tiềm năng của đặc sản vùng miền Việt Nam rất lớn nhưng thời gian qua, việc phát huy lợi thế này cũng còn nhiều hạn chế do sự nhận thức chưa đầy đủ về tiềm năng phát triển của đặc sản vùng miền, chưa có sự đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài trên quan điểm xây dựng thương hiệu đặc sản tại mỗi địa phương.
Bên cạnh đó, việc thiếu tính liên kết mang tính hệ thống trong việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, thiếu sự đa dạng trong thiết kế và phát triển sản phẩm và đặc biệt là thiếu sự liên kết để xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường trong nước cũng như quốc tế … là những nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển của các sản phẩm vùng miền.
Để đạt được điều đó, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, ưu tiên rà soát đánh giá thực trạng các sản phẩm tiềm năng để có các biện pháp tư vấn, hỗ trợ tại mỗi địa phương; phối kết hợp với các Bộ, Sở ban ngành của các địa phương đầu tư phát triển sản phẩm mẫu, bao bì, nhãn mác, công bố chất lượng sản phẩm; lựa chọn những sản phẩm chiến lược trong mỗi nhóm sản phẩm (thực phẩm, đồ uống…); Đồng thời, nghiên cứu và phát triển chiến thược thị trường cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm để mời khách nhập khẩu vào thăm quan và giao dịch.
Trước mắt ưu tiên lựa chọn những sản phẩm đã có công bố chất lượng, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, sản phẩm mới được phát triển từ lợi thế của các địa phương, tiếp đến là các sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Với chiến lược thay đổi cùng sự thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, kỳ vọng đến 2022, sẽ có khoảng 700 gian hàng với sự tham gia của 300 doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài nước và hơn 2.000 nhà nhập khẩu cùng 20.000 lượt khách Việt Nam đến Hội chợ tham quan và giao dịch.
Thành công của Hội chợ năm 2018 trong việc thu hút khách tham quan cần được tiếp tục phát huy:
Hội chợ Đặc sản vùng miền năm 2018 thu hút lượng lớn khách tham quan mỗi ngày
HPA