Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Ngày 20-12, tại Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp với Cục kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ và ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Hội nghị đối thoại về cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp năm 2018 và đánh giá tác động sau một năm thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, ông Mai Tiến Dũng cho biết, năm 2018 được coi là bước đột phá rất quan trọng trong đó có sự tham gia của các hiệp hội. Từ đầu năm đến nay, nước ta đã cắt giảm 6776/9956 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, vượt 36% so với mục tiêu đặt ra ban đầu là 50%, cắt giảm 3346/6191 điều kiện kinh doanh. Qua đó giảm hơn 17.500.000 ngày công, tiết kiệm hơn 6.279 tỷ đồng”.
Tuy nhiên, việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn tồn tại nhiều hạn chế. Nỗ lực cải cách của chúng ta không đồng đều giữa Trung ương và địa phương, giữa các Bộ ngành với nhau. Nhiều thủ tục chậm được cải cách, thậm chí có những thủ tục doanh nghiệp nhận thấy không có sự cải cách. Chất lượng cắt, giảm các điều kiện kinh doanh thực chất chưa đạt yêu cầu cắt giảm 50% theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2018. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện giao dịch điện tử diễn ra chậm, chưa tương xứng với mức độ tuyên truyền về 4.0 trên các phương tiện truyền thông.
Quang cảnh hội nghị.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhấn mạnh: “Để khắc phục những hạn chế trên, cần kịp thời trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia ngay từ những ngày đầu năm, tạo sức ép hành chính đủ mạnh và liên tục lên các Bộ ngành và địa phương để ra quân triển khai ngay từ những ngày đầu năm. Đồng thời, kiên định thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Để đạt mục tiêu đến năm 2020, chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEAN 4 (gồm các nền kinh tế: Singapre, Malaysia, Thái Lan và Philippin) đòi hỏi phải có nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung vào hoạt động đối thoại với doanh nghiệp, nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính”.
(Theo Thùy Dung, Báo điện tử Quân đội nhân dân,20/12/2018)