Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Năm 2018 đã đi qua, với dấu ấn về kết quả thu hút vốn đầu tư, từ khu vực tư nhân trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Đây sẽ là hành trang đáng kể để bước vào năm kế hoạch mới, nhưng đòi hỏi phải tiếp tục chủ động thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư ngay từ những ngày đầu năm...
Năm 2018, Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ trong thu hút nguồn vốn FDI. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Panasonic Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội). Ảnh: Nhật Nam
Nhận diện thực trạng, thách thức
Năm qua, nền kinh tế có thêm hơn 131 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn 1.478 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm trước, cho thấy kết quả đáng ghi nhận trong thu hút đầu tư. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định vai trò của doanh nghiệp tư nhân và chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương tích cực vào cuộc để hiện thực hóa mục tiêu cả nước có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Những thực tế trên cho thấy quyết tâm tiếp tục đổi mới, hỗ trợ doanh nghiệp theo tinh thần "kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả" của Chính phủ ngay từ những ngày đầu năm 2019.
Trước hết, cần khẳng định, kết quả thu hút đầu tư chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện, mức độ cải cách, hỗ trợ doanh nghiệp. Song, đó lại là mục tiêu không dễ dàng, bởi hiện vẫn còn một số thách thức, khó khăn cả về chủ quan, khách quan cần nhận diện, khắc phục sớm. Về chủ quan, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), mặc dù Chính phủ đã tập trung hành động vì doanh nghiệp và lòng tin của doanh nghiệp đối với Chính phủ, với tương lai kinh doanh đã tốt lên, nhưng việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh không dễ dàng.
Cụ thể, trong số 5.200 điều kiện kinh doanh cần rà soát để phát hiện sự bất hợp lý nhằm bãi bỏ thì có gần 3.000 điều kiện chưa có động thái thay đổi. Số còn lại đã được các cơ quan chức năng, có thẩm quyền xem xét, đơn giản hóa bằng nhiều hình thức và đã có 542 điều kiện được sửa đổi; bãi bỏ và bổ sung 771 điều kiện, thay thế 98 điều kiện, bổ sung mới 29 điều kiện. Một số bộ có kết quả cải cách, cắt giảm điều kiện kinh doanh tốt như các bộ: Công Thương, Thông tin và Truyền thông..., nhưng cũng có đơn vị thực hiện chưa tốt như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rõ ràng, các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng chưa đạt kết quả tương đồng; điều đó có thể dẫn đến sự bất cập, gây giảm sút hiệu quả trong việc phối, kết hợp giữa các bộ, ngành trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, cắt bỏ điều kiện kinh doanh tuy khó nhưng bắt buộc phải làm, vì người dân, doanh nghiệp...
Về khách quan, Việt Nam đã bước vào thời điểm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với một số yêu cầu và thách thức; gắn liền với việc thuế suất hàng xuất khẩu hạ xuống 0%.
Theo ông Lê Huy Khôi, Trưởng ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường (Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương - Bộ Công Thương), đây là hiệp định mới, có phạm vi cam kết rộng hơn, mức độ thực thi cao hơn, thời gian thực hiện ngắn hơn, nên thách thức chắc chắn sẽ lớn hơn so với các hiệp định khác.
"Vì vậy, các bên liên quan cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để tham gia trong chuỗi giá trị hàng hóa và dịch vụ. Cần xác định rằng, nếu chúng ta không chuẩn bị tốt thì mặc dù có cơ hội lớn nhưng không tận dụng được sẽ lập tức rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh từ các quốc gia thành viên trong CPTPP; nhất là khi mà họ có trình độ phát triển cao hơn, sự chuẩn bị tốt hơn chúng ta", ông Khôi cảnh báo.
Một số mặt hàng có thế mạnh của các thành viên CPTPP sẽ được tăng cường xuất khẩu vào Việt Nam như cá hồi nước ngọt, phân bón, sắt thép, nông sản ôn đới, thiết bị máy móc chính xác... và cạnh tranh gay gắt với hàng trong nước.
Cần sự vào cuộc đồng bộ
Dây chuyền sản xuất điện thoại tại Công ty Samsung Việt Nam. Ảnh: Hải Anh