Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Tượng đài Lý Thái Tổ là một công trình kiến trúc mang tầm lịch sử, một biểu tượng đẹp của Hà Nội ngàn năm tuổi.
Tượng đài Lý Thái Tổ
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, việc vương triều Lý ra đời (năm 1009) là một sự kiện trọng đại, đánh dấu kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên phát triển chín muồi toàn diện của dân tộc và quốc gia, kỷ nguyên của các triều đại phong kiến Trung ương tập quyền. Đặc biệt, triều đại này cũng gắn liền với nhân vật lịch sử Lý Thái Tổ -Lý Công Uẩn – người khai sáng nền văn minh Đại Việt, khai sáng Thủ đô Thăng Long – Hà Nội.
Cống hiến có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của Lý Công Uẩn sau khi lên làm vua là việc ông quyết định chọn thành Đại La làm kinh đô, dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay. Trong Chiếu dời đô của Thái Tổ Lý Công Uẩn, có một câu mà nhiều người thuộc lòng đó là “Thành Đại La là khu vực giữa trời đất, giữa Đông Tây Nam Bắc, có thế rồng cuốn, hổ ngồi, sông núi trước sau, đất rộng bằng phẳng, cao ráo sáng sủa, muôn vật phong thịnh, trên khắp nước Việt ta chỗ ấy là hơn cả. Thật là nơi hội họp của bốn phương, là đất kinh đô của muôn đời”.
Cho đến ngày nay, kinh đô Thăng Long - Hà Nội đã trải qua hơn 1000 năm tồn tại và phát triển cho thấy vua Lý Công Uẩn có con mắt đại ngàn, vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của thời đại Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đang vươn lên mạnh mẽ, vừa có tấm lòng và kế sách lo toan chu toàn cho con cháu muôn đời sau.
Trong lịch sử văn minh Việt Nam, vương triều Lý là vương triều mở đầu kỷ nguyên mới – kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Việc triều Lý mở Quốc Tử Giám, xác lập chế độ đại học, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước là những sự kiện, những mốc văn hóa mang ý nghĩa trường cửu. Để ghi nhớ công lao lập quốc của Lý Công Uẩn, thành phố Hà Nội đã chọn vị trí đẹp nhất trên phố Đinh Tiên Hoàng để cho dựng tượng Lý Thái Tổ. Bức tượng bằng đồng có chiều cao 9m.
Hành trình Bánh xe đồng vọng ngày hôm nay mời các bạn cùng khám phá vẻ đẹp của tượng Đài Lý Thái Tổ và các khu vực xung quanh đó. Trước tiên, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến sẽ chia sẻ đôi điều thú vị về bức tượng đồng đặc biệt này:
Điểm Dừng
Tượng đài đức vua Lý Thái Tổ là bức tượng thứ 2 đúc bằng đồng ở Hà Nội (sau tượng đài Lênin), nhưng là bức tượng đầu tiên và duy nhất của Việt Mam được đúc bằng đồng nguyên khối do những đôi tay tài hoa của nghệ nhân ở Ý Yên, tỉnh Nam Định thực hiện. Năm 2004 dựng tượng là năm kỷ niệm Lý Thái Tổ tròn 1030 tuổi và cũng là dịp 50 năm giải phóng thủ đô thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp tái xâm lược. Và cho đến nay, trong tâm khảm của nhiều người con dù không được sinh ra và lớn lên tại thủ đô nhưng hình ảnh tượng đài Lý Thái Tổ luôn mang trong mình những cảm xúc thật đặc biệt.
Bạn Lê Khánh Hòa-nữ tiếp viên hàng không hãng khi có dịp trở lại địa danh này xúc động cho biết :
Còn với anh Trần Ngọc Hưng- nhân viên của công ty FPT thì lại có những chia sẻ thật khác :
Tượng đài Lý Thái Tổ cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, thể thao du lịch của thủ đô, là nơi tổ chức các chương trình văn nghệ trong các dịp kỷ niệm quan trọng của đất nước. Một địa danh thân thuộc với nhiều người, là nơi chỉ cần nhắc đến tên thì những ai đã từng sinh sống ở đây hoặc ít nhất đi qua đây cũng dễ dàng nhớ tới với niềm tự hào thiêng liêng nhất. Cùng với thủ đô ngàn năm văn hiến, quần thể di tích văn hóa tượng đài Lý Thái Tổ hứa hẹn là một điểm đến thu hút sự quan tâm của nhiều người và những câu chuyện về nơi đây sẽ còn được nối dài và kể tiếp qua nhiều thế hệ.
Cảm nhận của tôi
Sau 4 tháng thi công tượng đài Lý Thái Tổ chính thức được khánh thành trang trọng tại vườn hoa Chí Linh bên bờ Hồ Gươm sáng 7/10/2004. Đó là một buổi sáng mùa thu đẹp nhất trong những mùa thu của đất Thăng Long Hà Nội. Đẹp bởi tiết thu nắng vàng ươm mật, thiên nhiên tuyệt vời. Đẹp bởi lòng người hướng về những điều thiên liêng nhất. Chưa bao giờ đất Thăng Long- Hà Nội hào hùng lại tưng bừng lễ hội như dịp kỷ niệm nửa thế kỷ thủ đô được giải phóng.
Xung quanh câu chuyện về việc khánh thành bức tượng đồng nguyên khối đầu tiên của Việt Nam có rất nhiều điều thú vị. Đó là con số 214 chữ trong Chiếu dời đô ứng với 214 năm nhà Lý trị vì thiên hạ. Khoảng 100 người của đội tế đền Bạch Mã áo khăn chỉnh tề, giáo gươm sáng quắc, hương đèn thành kính làm lễ tế trước tượng đài đức Lý Thái Tổ. Khi tiếng hô tái hiện giọng vua khai sáng nhà Lý đọc Chiếu dời đô trầm hùng vang lên giữa khói hương nghi ngút, cả đất trời Thăng Long – Hà Nội như chìm đi trong tĩnh lặng. Không khí trang nghiêm bao trùm mặt hồ Gươm. Rùa thiêng đáy nước như nằm yên hướng về phía tượng đài Lý Thái Tổ.
Và những giọt nước mắt xúc động không nén nổi đã lăn tròn trên đôi má nhiều người. Những giọt nước mắt biết ơn công nghiệp tổ tiên. Những giọt nước mắt tự hào là con dân của Thăng Long, của Đại Việt. Những giọt nước mắt tự hào trước tinh thần trách nhiệm của thế hệ hôm nay biết trân trọng, tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa của một dân tộc ngàn năm văn hiến…
(Theo vovgiaothong.vn, 22/5/2017)