Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Yên Phụ là một làng nhỏ vài ngàn dân, nằm ven hồ Tây. . Giữa làng có một mảnh ao chạy dài uốn lượn thơ mộng.
Làng cổ Yên Phụ - một bán đảo nhỏ nằm giữa sóng nước Hồ Tây, phía Bắc của kinh thành Thăng Long vốn đã thân thuộc trong ca dao xưa:
Hỡi cô đội nón ba tầm
Cô về Yên Phụ phiên rằm lại sang
Phiên rằm chợ chính Yên Quang
Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua
Trước khi khám phá vẻ đẹp của làng cổ Yên Phụ chúng ta sẽ cùng nghe nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến- Báo Hà Nội Mới giới thiệu sơ lược về lịch sử của ngôi làng cổ này:
“Tính ngược chiều kim đồng hồ thì làng đầu tiên của Hồ Tây chính là làng Yên Phụ. Trước từ đời Lê , Trần có tên là Yên Hoa. Nhưng đến bản đồ vẽ năm 1873 do Phan Đình Bách lại không thấy có tên Yên Hoa nữa mà đổi thành Yên Phụ. Có 2 giả thiết: có người cho rằng phạm húy Thái hậu Hồ Thị Hoa nên đổi thành Yên Phụ. Giả thiết thứ 2 là người ta cho rằng các tượng binh nhà Nguyễn sau khi tập trận về, được các quản tượng dẫn đi vùng ven ăn lá cây thì bất ngờ có 1 con voi bị sa xuống bãi lầy và bị chết nên triều đình nhà Nguyễn bắt phạt.
Ngoài chuyện phạt tiền thì còn bắt đổi tên Yên Hoa thành tên khác.Những người già trong làng bàn nhau lại và quyết định lấy chữ Phụ. Phụ có nghĩa là 1 gò đất nổi ở trên cao và cũng có nghĩa là 1 chỗ đông đúc dân cư và làm ăn thịnh vượng và từ đó trở đi Yên Hoa trở thành yên Phụ và cho đến bây giờ ng ta vẫn quen gọi là Yên Phụ. Yên Phụ cũng là roi đất ăn ra phía men Hồ Tây.
Trở lại làng Yên Phụ thì làng này ngoài roi đất ở phía Hồ Tây thì còn có 1 roi đất ở ngoài bãi. Đầu thời Nguyễn, sông Hồng còn ăn sát ra đấy, sau này đất cát bồi lên, rộng ra thì thành đất của người Yên Phụ. Một số ra đấy trồng ngô, trồng khoai, 1 số đi đò dọc đò ngang. Yên Phụ là 1 làng cổ của kinh thành Thăng Long xưa, trải qua thời gian, làng không có nhiều thay đổi nhưng từ khi đổi mới cho đến ngày hôm nay, Yên Phụ thực sự thay đổi vì đất đai ở đây có giá vì nằm phía bắc của Hồ Tây nên tránh được cái gió rét của mùa đông, mùa hè lại được hưởng gió nam thổi tới nên khí hậu rất mát mẻ.
Vì thế cho nên những gia đình ngày xưa có vườn rộng cũng cắt đất ra bán nên làng Yên Phụ không còn những đường gạch, những ngôi nhà mái ngói và vườn hoa nhỏ. Giờ đến Yên Phụ, kể cả những ai từng sinh ra và lớn lên ở Yên Phụ cũng phải bất ngờ vì sự thay đổi.
Còn sát về phía bên Hồ Tây thì cũng có những khách sạn mọc lên, có cả CLB bơi thuyền nữa và thời nhà Nguyễn thì vẫn còn 1 con đường từ chỗ làng Yên Phụ đi ra chùa Trấn Quốc để người dân trong làng đi ra lễ chùa. Tuy nhiên, sau này do sóng đánh, cũng không ai đắp lại nên cũng mất con đường đất, và tự nhiên là làng Yên Phụ mất đi 1 con đường đi ra chùa.
Con đê bây giờ là đê phụ chạy dọc từ Nhật Tân xuống phía dưới dốc Yên phụ hiện nay thì đấy là trong1 lần vỡ đê đời vua Tự Đức, người ta mới đắp thêm con đê đó và đắp thêm con đê mới ở ngoài. Vì thế, giữa đường Yên Phụ, con đê Yên Phụ và con đê mới có 1 làng ở đó."
Yên Phụ là một làng nhỏ vài ngàn dân, nằm ven hồ Tây nên đất rất hẹp. Một bên là con đê cao chắn tầm mắt còn bên kia là mặt gương hồ mênh mang sương khói quanh năm. Giữa làng có một mảnh ao chạy dài uốn lượn thơ mộng. Hiện nay mặt ao không còn trong xanh nữa do hiệu ứng chung của đô thị.
Ao này trước đây có tên là Ao Vả vì khi xưa giữa ao có cái gò trên đó mọc cây vả cổ thụ. Nay cây đã chết, đảo đã chìm, ký ức về cái gò giữa làng này chỉ còn lại trong tiềm thức của người dân nơi đây như một kỷ niệm về làng quê yêu dấu. Bà Nguyễn Thị Xuân sống ở 58E, Yên Phụ kể lại:
“Ngày xưa nó khác nhau lắm. Ngày xưa nó đẹp lắm, như một ốc đảo ở đình ấy. Câu lạc bộ lấy mất rồi mất ốc đảo. Hai bên hồ toàn những cây cây đa, cây si nó ngả ở hồ. Giờ làm gì còn. Ngày xưa nó ở giữa hồ kia giờ người ta trồng lại rồi. Có gò to ở đây nó um tùm kiểu như ngày xưa sâm cầm về đây bơi đầy hồ, giờ làm gì có. Trước cứ sương mù lành lạnh là nó ở đây về nhiều lắm.”
Làng Yên Phụ
Đối diện với làng qua đê là khu tập thể An Dương xưa kia vốn là đất của làng Yên Phụ. Còn từ đê muốn xuống làng bạn cần phải đi qua môt con dốc nhỏ đổ thoai thoải như sườn đồi. Tới đây chúng ta sẽ gặp những người dân tuy mang danh là người Hà Nội nhưng lại mộc mạc khi đang cặm cụi chăm chút cho những bể cá cảnh khổng lồ hay đang phết màu làm giấy trang trí hoặc họ cần mẫn phơi hương.
Điều đặc biệt là nhiều hộ gia đình ở đây sở hữu những chiếc thuyền thúng con con bởi mùa mưa nước từ hồ Tây dâng lên nhiều tới mức có thể tràn vào nhà. Ông Quách Biên- một người cao tuổi trong làng Yên Phụ vẫn nhớ như in những lần cùng bà con hộ đê chống ngập cho Hà Nội những năm 1970:
“Đê Yên Phụ ở ngoài kia. Đi qua đường nhựa xong trèo qua ngoài kia. Đê Yên Phụ ngày xưa làm gì có nhà. Ở bên kia hồ là không có nhà. Ao hồ là ếch nhái kêu, tre mọc . Bây giờ mới mọc nhà bê tông như thế này chứ ngày xưa làm gì có. Các cụ ngày xưa đông con, cần đất cát nhiều. Còn bây giờ thì bon chen quá rồi.
Năm 71, nước mấp mé mặt đê ông phải lặn xuống để giải bạt dưới tận chân đê. Nhà nước phát bạt xong lặn xuống không có đê vỡ, sợ vỡ xong nó đánh bục đê Mai Lâm. Đến lúc bục đê Mai Lâm thì nước mới rút. Ông chứng kiến cuộc đời nó đổi thay quá kinh. Đê An Dương hồi ông còn bé, khoảng 11, 12 tuổi ra đó chơi bãi cát mênh mông giờ ra chẳng nhìn thấy bãi cát đâu nữa, mất hết rồi.”
Từ trung tâm thủ đô nơi Hồ Gươm đến với làng Yên Phụ chỉ mất độ nửa tiếng đạp xe đạp. Qua sân nhiều nhà trong làng có thể nhìn ra chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cũng là của làng và là chùa của cả nước, từng là hành cung của chúa Trịnh, vua Lê. Một trong nhiều điểm đến tạo nên điểm nhấn cho làng Yên Phụ đó là đình làng với nét kiến trúc cổ kính. Tương truyền xa xưa đình Yên Phụ tọa lạc ở ven sông Hồng khi con đê còn nằm sát mép nước.
Sau vì sự sụt lở, đình được di chuyển vào trong đê chỗ trường phổ thông Mạc Đĩnh Chi, phố Phó Đức Chính hiện nay và theo các cụ già địa phương kể lại , cách đây hơn ba trăm sáu mươi năm, đình được chuyển hẳn vào một dải đất bờ Hồ Tây trông về phía Nam, có gió trăng bát ngát đến tận bây giờ.
Ngôi đình khá đồ sộ năm gian hai chái và chiều ngang cũng có những cái cột lớn chia thành bảy khoang nhỏ hơn. Đầu hồi phía cạnh ngoài là lưỡng long chầu nguyệt cùng hai con phượng đứng bên cạnh điều rất ít khi gặp ở những ngôi đình khác. Hàng cột lim to hơn người ôm sau hơn ba thế kỉ những vòm mái cong vút lên đã mọt rỗng bên trong làm ngôi đình bị xiêu vẹo giột nát.
Sau khi đc công nhận là di tích lịch sử văn hóa đình được trùng tu cột được đổ xi măng cho đặc lại và chắc chắn nay nếu tới thăm gõ vào sẽ có âm thanh trầm đục vì hai chất liệu khác nhau. Trải qua biết bao thăng trầm đắp đổi của thời gian, làng Yên Phụ đang thay da đổi thịt nhưng vẫn giữ những nét truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân.
Nay ngoài làng Yên Phụ gốc còn có một con đường Yên Phụ đi từ khách sạn Thắng Lợi qua đầu đường Thanh Niên về đến tận cầu Long Biên mới nhường đường cho phố Trần Nhật Duật. Đường Yên Phụ thoáng đãng, rộng rãi, nằm song song với con đường gốm sứ ven sông Hồng. Công trình này hoàn thiện đúng vào dịp kỷ niệm nghìn năm Thăng Long – Hà Nội biến con đê um tùm cỏ dại trở thành bảo tàng nghệ thuật ngoài trời bất chấp thời gian và không gian.
Đường Yên Phụ giờ đây là một con đường giao thông huyết mạch của Thủ đô, dài 1472m từ ô Yên Phụ chạy qua các phố Cửa Bắc, Hàng Bún, Hàng Than, Hòe Nhai, Hàng Đậu. Phố Yên Phụ dài 650m nối đường Yên phụ ở ô Yên Phụ kéo dài đến nga ba đường Âu Cơ, Nghi Tàm. Từ điểm trung chuyển xe buýt Long Biên khách có thể đi khắp nơi trong Thành phố cùng những tỉnh lân cận một cách thoải mái, thuận tiện qua con đường này.
Theo VOV giao thông, 4/5/2018