Tin tức mới nhất

Sự kiện mới nhất

Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn TP Hà Nội

Làng Nhật Tân (Phần 1): Lịch sử mảnh đất trồng đào

Ngày đăng : 14/05/2018

Là làng trồng hoa đẹp, nghề trồng đào cảnh truyền thống tại làng Nhật Tân nức tiếng kinh kỳ.

Đào Nhật Tân

Nhật Tân là một phường và đồng thời cũng là tên một làng thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng là làng trồng hoa đẹp, đặc biệt nghề trồng đào cảnh truyền thống nức tiếng kinh kỳ. Mặc dù hiện nay theo quy hoạch mới, người dân trong làng đã trồng thêm nhiều loại hoa đa dạng, phục vụ nhu cầu của người dân, song các giống đào được trồng tại làng Nhật Tân vẫn luôn thu hút người chơi như: đào bông tự, đào ta, đào thế, đào bích…

Đặc biệt làng Nhật Tân còn nổi tiếng với một truyền thuyết đẹp, sau khi tiêu diệt mấy chục vạn quân xâm lược nhà Thanh ở Thăng Long ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung đã sai lính phi ngựa thần tốc ngày đêm mang cành đào Nhật Tân vào Phú Xuân để tặng Công chúa Ngọc Hân, thay thiệp báo tin mừng chiến thắng và cành hoa đào tươi thắm cũng là lời nhắn gửi tình cảm tới người vợ yêu.

Làng cổ Nhật Tân không chỉ gắn liền với những câu chuyện lịch sử về hoa đào mà còn nhiều tích truyện thú vị khác được lưu truyền trong dân gian. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cho biết:

"Bên cạnh làng Quảng Bá là làng Nhật Tân, là 1 làng rất rộng nối giữa đường Yên Phụ với Âu Cơ và Lạc Long Quân. Nhật Tân thì ai cũng biết nổi tiếng với nghề trồng đào nhưng không phải ai cũng trồng đào. Cái Dinh đào thì lại là mảnh đất sát hồ Tây, là nơi trồng đào nổi tiếng.

Xa xưa của nghề trồng đào có 1 truyền thuyết kể lại là khi Cao Biền đi sang An Nam, đóng quân trên vùng Phú thượng bây giờ thì không biết làm thế nào để tính được từng năm vì họ cũng muốn trở về đất nước họ, họ mới lên vùng Hoàng Liên Sơn lấy cây đào về trồng, để mỗi lần hoa đào nở là họ biết được đã 1 năm trôi qua. Sau này, An nam đô hộ phủ không còn, thành Đại La tan nát, khi nhà Lý rời Hoa Lư ra đóng đô xây thành trên nền Đại La cũ thì vùng Nhật Tân cũ trên thành cổ này vẫn lưu giữ được nghề trồng đào.

Nhưng ngày xưa người Nhật Tân chỉ trồng 1 giống đào là đào phai, có nguồn gốc từ đào rừng, có màu nhạt. Còn đào bích ở Nhật Tân lại có 1 câu chuyện khác. Chắc chắn, cuối thế kỷ 19 vẫn chưa có đào bích. Đầu thế kỷ 20, có 1 vị khách đi qua chùa Nhật Tân thắp hương và có để lại 1 cành hoa, Các nhà sư rất ngạc nhiên và mang ra ươm lại cành đào bích đó, rất may là cây lại sống, từ đó lan ra trồng khắp làng Nhật Tân.

Đào Nhật Tân trong nhiều thế kỷ liền luôn là 1 thứ được lựa chọn trong thú chơi hoa của người Thăng Long. Đào có màu hồng và màu đỏ, màu của lộc, của máu, của sự tái sinh, phát triển nên ngày tết, những nhà ở Thăng Long thường cắm 1 cành đào với niềm tin năm mới sẽ phát tài phát lộc

Tuy nhiên, cây đào Nhật Tân cũng có số phận. Năm 1954, sau khi tiếp quản thủ đô thì tất cả những ai chơi đào bị cho là những người giai cấp tư sản, bóc lột nên cái tết năm 1955 là gần như Hà Nội không chơi đào và dinh đào trở thành trại nuôi vịt, trở thành hợp tác xã. Tuy nhiên có 1 người rất bất ngờ với dư luận xã hội khi đó, đó là Chủ tịch Ửy ban hành chính Trần Duy Hưng.

Trên đường về quê, qua đấy ,ông ngạc nhiên khi thấy vườn đào không còn đào nên hỏi chuyện và biết được rằng trong xã hội có dư luận chơi đào trưng đào là thú của giai cấp tư sản, bóc lột . Khi ông giải thích 1 cách rõ ràng thì sau đó người dân trồng đào trở lại và được khôi phục trong những năm tiếp theo.

Kể cả từ thập niên 90, và thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, gần tết, những người chơi đào kỹ tính họ đến tận vườn, họ chọn, họ đặt, họ tìm những cành hoặc gốc đào thế nào mà họ ưng ý nhất thì mới mua và gần tết họ mới bứng và mang về nhà. Đó là những người chơi đào rất cầu kỳ, và ở Hà Nội có không ít những người chơi đào kiểu như vậy".

Làng Nhật Tân khi xưa có cả đồng và bãi, trong đó bãi bồi là chủ yếu. Những việc của người trồng đào Nhật Tân như sửa tán, sửa vòm cho cây được tròn đều đẹp, đặc biệt là việc hãm đào cho hoa bung nở vào đúng dịp tết nguyên đán trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường mỗi năm mỗi khác...đều đạt đến trình độ điêu luyện không nơi nào sánh được. Nhờ thế mà những gia đình Hà Thành dịp tết nguyên đán lại có những cành đào hoa nở đỏ thắm chơi tết.

Mỗi năm, từ 20 tháng Chạp trở đi, đào Nhật Tân được đem bán tập trung ở chợ hoa Cống Chéo - Hàng Lược, đem đến sắc xuân cho mọi nhà. Ngoài hoa đào, dân cư ở đây còn trồng nhiều loại hoa khác và rau xanh để tăng thu nhập.

Tên gọi của vùng đất Nhật Tân còn được nổi tiếng một thời với đặc sản thịt chó. Vào thời cực thịnh từ những năm 1990 đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21, phố Nhật Tân có tới 50 nhà hàng có món đặc sản này luôn tấp nập khách nhậu ngày đêm,nhưng hiện giờ, phố chỉ còn thưa thớt một vài nhà hàng hoạt động nhưng cũng vắng khách.

Trên nền làng cổ Nhật Tân còn có ba ngôi chùa nhưng hiện chỉ còn chùa Tào Sách xây từ thời Tiền Lê. Trong chùa hiện còn lưu 29 tấm bia của các thời. Chùa hiện cũng là điểm tham quan, hành lễ hấp dẫn của khách thập phương.

Những ngày tháng 3, tháng 4, phố phường Hà Nội như dịu sắc với những cánh hoa trắng muốt, nhỏ bé và cuốn hút lạ kỳ của cúc họa mi. in mời các bạn cùng cộng tác viên chương trình về thăm làng hoa Nhật Tân để cảm nhận được không khí rộn ràng của nơi đây, dù mùa xuân đã qua đi và đất trời đang dần chuyển mình với những ngày đầu hạ:

Tôi đang có mặt tại vườn hoa Nhật Tân. Để tới được nơi này thì tôi đã lựa chọn cách đi dọc bờ đê Nghi Tàm rồi chợ hoa Quảng An một chút thì rẽ phải, chạy thẳng con đường đó là tới nơi. Cũng không quá khó khăn lắm. Vườn hoa Nhật Tân quanh năm khoe sắc, mùa nào thức ấy. Mùa xuân thì có hoa đào, hoa bướm.

Tháng 11 thì có cúc họa mi, hoa hướng dương...Trăm hoa khoe sắc góp phần tạo cho không gian của bãi đá ven sông Hồng đẹp như trong truyện cổ tích vậy. Rất đông du khách tới đây chụp ảnh. Tôi sẽ hỏi chuyện họ một chút nhé. Xin chào mọi người. Đây là lần thứ bao nhiêu bạn tới vườn hoa Nhật Tân chụp ảnh vậy? Đứng giữa không gian hoa rất rộng ở đây thì các bạn thấy thế nào?

"Mình lần đầu tiên đến vườn hoa cúc họa mi này để chụp ảnh với bạn gái. Khung cảnh ở đây khá là đẹp để chụp ảnh và thơ mộng. Mình đọc trên báo mạng nhiều các cái cảnh mà các bạn chụp và mình rất tò mò cái vườn này nên hôm nay mình quyết định đưa bạn gái đến đây để chụp hình cho bạn gái."

"Mình cảm thấy rất vui , lần đầu tiên mình đến đây. Năm sau mình sẽ chụp kỷ yếu ở đây có thể nếu mình làm đám cưới thì mình cũng chụp ở nơi này."

"Tớ trong Sài gòn ra, ở SG thì ko có những vườn hoa đẹp như thế này. Chị ra hôm qua nhưng tranh thủ nghe nói ở đây hoa rất là đẹp nên tranh thủ lại đây chụp ảnh lưu niệm."

"Chị thích nó đơn giản vì nó đẹp thôi, Refresh, rất là thoải mái. Các mùa hoa khác như hoa hồng hoa đào hoa sen ko nhớ tháng nào nhưng hy vọng lần ra HN lần sau sẽ đc thưởng thưc hoa tiếp tục chụp những bức ảnh đẹp về hoa Hà Nội."

Đó là chia sẻ của các bạn trẻ khi tới chụp ảnh tại vườn hoa Nhật Tân. Vậy còn chủ nhân của những khu vườn rực rỡ được tạo hình kỳ công đẹp mắt như này họ thì nói gì về nơi đây? Quý vị có thấy tò mò không ạ?

Trong lúc khám phá vườn hoa Nhật Tân, PV có dịp gặp ông Nguyễn Văn Hiệp, chủ của một nhà vườn ở đây.

Xin chào chú, để có một vườn hoa đẹp như này thì thông thường nhà mình cần nhiều nhân lực không?

Mình có 5 ng quanh năm ngày tháng làm cỏ chủ yếu đào là chính. Hoa này kỹ thuật đơn giản chỉ có vào vụ mình phải đánh phân bón rồi là bón thuốc cho nó đỡ sâu bệnh thế thôi.

Vườn hoa rộng như này bên cạnh việc trồng để chụp ảnh thì mình có cắt hoa để bán thêm cho tiểu thương tại các chợ không?

Nhà mình bán cũng ít, cũng gọi là có bán nhưng phải mang ra chợ Quảng Bá. Đấy là mình đi tầm 1,2 giờ đêm rồi bán cho người ta, người ta lấy đấy xong ng ta đi rong các phố ng ta bán.

Mùa hoa nào thu hút đông khách tới chụp ảnh nhất ạ?

Tết thì ng Hà Nội vừa lên chụp cúc họa mi vừa chụp cúc các loại thì nó phù hơp với cảnh mùa đông chuẩn bị sang xuân. Vừa cbi tuốt lá đào thì là cbi đón xuân ng ta lên chụp cúc họa mi vừa mua hoa vừa ngắm cảnh có ng mua về nhà cắm, có ng mua chụp chơi, nhà mình chủ yếu là phục vụ chụp ảnh là chính , mình bán mớ to thì mình bán rẻ,nhà bên cạnh làm đc ít thì ng ta bán đắt, hoa cũng vô giá cũng như cây đào thế có cây hai ba chục triệu có cây vài triệu nói chung là cũng vô giá.

Câu chuyện của PV và ông chủ của một vườn hoa Nhật Tân phải tạm dừng vì chú đang khá bận rộn với công việc thu tiền vé cho khách vào vườn tham quan.

Những vị khách với nhiều độ tuổi dưới 20 cũng có và thậm chỉ trên 60, 70 vẫn nườm nượp ghé thăm vườn và chụp ảnh từ sáng sớm cho đến xế chiều.

Từ khi có các công trình vườn hoa bên bãi đá sông Hồng phục vụ nhu cầu chụp ảnh nghệ thuật thì hình như chưa lúc nào người ta thấy những khu vườn tại đây vắng bóng người.

Theo VOV giao thông, 14/5/2018