Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Huyện Ba Vì với đa dạng các loại hình du lịch như du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Mới đây, Ba Vì đã mở thêm loại hình du lịch cộng đồng, một hình thức trải nghiệm đang rất được du khách ưa chuộng. Một trong những điểm du lịch cộng đồng hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn du khách trong thời gian tới là làng họa sĩ Cổ Đô.
Cắt băng tại Khu lưu niệm Hồ Chủ Tịch nhân kỷ niệm 60 năm Bác về thăm Cổ Đô 8/7/1958 - 8/7/2018.
Nhiều trải nghiệm mới lạ
Ba Vì sẽ dành trên 15 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của huyện và nguồn xã hội hóa nhằm đưa Cổ Đô trở thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn của huyện trong thời gian tới. Cùng với đó, Ba Vì đang tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đồng thời vận động Nhân dân xã Cổ Đô tự giác và tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, xây dựng điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng. Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng |
Chủ nhiệm câu lạc bộ mỹ thuật Cổ Đô Hoàng Tuấn Việt cho biết, xã Cổ Đô hiện có 30 người là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hai bảo tàng hội họa, cùng nhiều phòng tranh gia đình. Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô chính thức đi vào hoạt động từ năm 2016, là nơi trưng bày các tác phẩm của những người dân Cổ Đô yêu nghệ thuật hội họa. Bảo tàng cũng là nơi các thành viên Câu lạc bộ mỹ thuật mở các lớp dạy vẽ miễn phí cho trẻ em tại địa phương, tạo cho các em một sân chơi lành mạnh, bổ ích trong dịp Hè. Đến nay, Câu lạc bộ mỹ thuật Cổ Đô đã mở được ba lớp dạy vẽ miễn phí cho hàng trăm con em trong xã và các địa phương khu vực lân cận.
Bên cạnh việc phát triển mỹ thuật, Cổ Đô còn được biết đến là vùng đất có nhiều khu di tích lịch sử như nhà thờ Lưỡng Quốc Thượng Thư Nguyễn Sư Mạnh, đình làng Viên Châu, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh... Tương truyền, vì nhà nghèo, cha mất sớm, nên 27 tuổi Nguyễn Sư Mạnh mới lều chõng đi thi. Ông đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484). Sau, Nguyễn Sư Mạnh vì có công lao nên được ban Quốc tính (họ Lê) làm quan tới Thượng thư bộ Lễ, tước Sùng Tín hầu. Ngoài ra, Cổ Đô còn có một vị Thượng thư thứ hai là Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân, là tác giả của bài Ngã Ba Hạc Phú nổi tiếng…
Về sản phẩm ẩm thực Cổ Đô được biết đến với bún trắng ngon giòn hoàn toàn không hóa chất. Bún Cổ Đô ngon được sánh ngang với bún làng Phú Đô (Từ Liêm) hay bún Tứ Kỳ (Thanh Trì). Bún Cổ Đô sẽ là món ăn đặc sản thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm nghề làm bún truyền thống tại địa phương. Với những đặc trưng không nơi nào có được, Cổ Đô hứa hẹn là một điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô.
Đưa Cổ Đô thành điểm du lịch hấp dẫn
Để từng bước xây dựng và hoàn chỉnh sản phẩm du lịch cộng đồng tại xã Cổ Đô, ngày 21/12/2017 UBND huyện Ba Vì đã ban hành Kế hoạch số 293/KH-UBND về phát triển sản phẩm du lịch tại xã Cổ Đô trong hai năm 2018 - 2019. Cũng trong năm 2017, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Ba Vì ban hành Kế hoạch số 108/KH-SDL ngày 20/11/2017 về phát triển sản phẩm du lịch tại xã Cổ Đô. Mới đây, vào đầu tháng 8/2018 Sở Du lịch đã có buổi làm việc với các bên, thống nhất 12 nội dung sẽ triển khai trong năm 2018, 2019 như lắp đặt Wifi miễn phí tại 12 điểm công cộng, hỗ trợ bột màu vẽ 3 tuyến đường, lắp đặt 4 biển chỉ dẫn, lắp đặt 70 ghế đá, đầu tư 9 điểm đón tiếp khách, cải tạo và xây mới 4 điểm nhà vệ sinh, trồng hoa cây xanh, cải tạo môi trường, bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng, xây dựng ấn phẩm tuyên truyền… Đặc biệt, Sở Du lịch Hà Nội sẽ kết nối với các đơn vị lữ hành vận chuyển đưa khách du lịch đến với Cổ Đô.
Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông, huyện Ba Vì đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở Du lịch Hà Nội tổ chức hai lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cộng đồng dân cư, hội viên câu lạc bộ họa sĩ và cán bộ địa phương. Đồng thời, địa phương thường xuyên bố trí các họa sĩ tổ chức các hoạt động vẽ tranh, ký họa, mở các lớp dạy vẽ, giao dịch các sản phẩm của họa sĩ trong làng cho khách du lịch tại khu vực Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô. Việc bố trí các dịch vụ phục vụ khách du lịch là khâu quan trọng, do đó huyện Ba Vì sẽ lựa chọn một số nhà dân có điều kiện về địa điểm đón khách, phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực địa phương. Cùng với đó, huyện sẽ đầu tư kinh phí mua xe đạp cho khách du lịch trải nghiệm đời sống, cảnh quan, môi trường của người dân nơi đây. Mặt khác, đảm bảo mỹ quan, thân thiện, thuận tiện, chất lượng và an toàn, từng bước tiến tới phát triển mô hình cung cấp dịch vụ homestay cho khách du lịch được trải nghiệm quy trình sản xuất bún cổ truyền và thưởng thức sản vật của làng Cổ Đô.
Về tiến độ thực hiện một số nội dung đã triển khai trong công tác phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương, Chủ tịch UBND xã Cổ Đô Nguyễn Minh Đức cho biết, địa phương đã vận động Nhân dân trồng được 350m hoa dọc đường liên thôn Cổ Đô. Một số gia đình đã tự nguyện ủng hộ được 10 ghế đá tại khu vực công cộng. Địa phương đã vận động được 39 hộ dân hiến đất để mở rộng đường vào khu trung tâm làng, vận động người dân thay đổi hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ bằng hình thức chăn nuôi tập trung tại khu vực đã được xã quy hoạch để đảm bảo vệ sinh môi trường... Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục cụ thể hóa các bước theo đúng lộ trình phát triển du lịch Cổ Đô đã được các cấp phê duyệt.
Với tiềm năng sẵn có, Cổ Đô hứa hẹn trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút du khách trong tương lai không xa. Tuy nhiên, để du lịch xã Cổ Đô xứng đáng là điểm du lịch hấp dẫn của Thủ đô vẫn còn nhiều việc cần làm. Đó là việc không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh du lịch, thường xuyên cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng và thái độ phục vụ của chính những người kinh doanh du lịch là cư dân xã Cổ Đô. Đồng thời, từng bước xây dựng và gìn giữ làng họa sĩ, làng lụa, làng thơ và làng làm bún Cổ Đô trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.
(Theo Báo Kinh tế & Đô thị, 03/10/2018)