Nền nông nghiệp trong tương lai sẽ sử dụng các công nghệ phức tạp như robot, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm, ảnh hàng không và công nghệ GPS.
Những thiết bị tiên tiến và hệ thống robot canh tác nông nghiệp chính xác này sẽ cho phép các trang trại sinh lợi, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường hơn.
Nông nghiệp công nghệ cao
Long An là một trong những ví dụ, địa phương này đang tập trung hướng đến năm 2020 hình thành 2.000 ha sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Hiện nay Long An đã cơ bản hình thành vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với 10 hợp tác xã và 30 tổ hợp tác trong vùng đề án, trong đó 4 hợp tác xã đã làm điểm để triển khai nhân rộng trên địa bàn các huyện, thị xã và hiện có khoảng 1.500 ha đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau như ứng dụng công nghệ tưới nước được quản lý thông qua thiết biết bị di động, chỉ với cú pháp cài đặt sẵn, ở bất kỳ địa điểm nào người nông dân cũng có thể điều khiển hệ thống tưới nước cho rau…
Một trang trại trồng hoa lan tại huyện Thanh Oai, Hà Nội áp dụng công nghệ cao kiểm soát độ ẩm, hệ thống tưới tiêu tự động.
|
Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối diện thách thức lớn, biến đổi khí hậu ngày càng lớn kéo theo năng suất, hiệu quả nông nghiệp thấp. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ là xu hướng tất yếu để giảm chi phí công lao động, tăng năng suất cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mới đây, tại xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, thiết bị bay không người lái đã được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, phun thuốc bảo vệ thực vật phòng bệnh khô vằn và nhện gié cho 1,5 mẫu lúa. Nhờ đó vừa đồng đều vừa giảm lượng thuốc rơi vãi, tiết giảm đến 20 - 40%, giảm ô nhiễm môi trường.
Công nghệ 4.0 giúp giảm phụ thuộc vào nước, phân bón, thuốc trừ sâu
Sự xuất hiện của nền nông nghiệp thông minh 4.0 tại Việt Nam có thể giúp người nông dân giảm bớt phụ thuộc vào nguồn nước, phân bón và thuốc trừ sâu. Thay vào đó, nông dân sẽ sử dụng những lượng tối thiểu cần thiết, đồng thời truy cập dữ liệu, công nghệ GPS và cảm biến độ ẩm để phá vỡ những thách thức truyền thống đối với việc lựa chọn cây trồng, tiếp cận thị trường và đổi mới.
Nông nghiệp thông minh càng đóng một vai trò quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm của vùng trồng hơn 1.600 giống lúa và hỗ trợ 18 triệu cư dân. Mặc dù cây lúa đã đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống của người Việt Nam từ vài nghìn năm nay, nhưng vựa lúa cũng đang đến lúc cạn kiệt. Người nông dân không chỉ cần máy cày truyền thống gắn với con trâu, máy gặt lúa và còn cần các ứng dụng nông nghiệp mới nhất trên điện thoại thông minh để giúp họ và cây trồng của họ tồn tại.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và giảm diện tích đất nông nghiệp, nên nhu cầu cấp bách về nông nghiệp công nghệ cao và những ứng dụng thông minh với khí hậu (climate smart agriculture - CSA). Quỹ đạo hiện tại của các mức độ sử dụng phân bón và các hóa chất nông nghiệp khác là không bền vững.
Theo các chuyên gia môi trường và biến đổi khí hậu của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), mục đích chung của CSA là hỗ trợ các nỗ lực từ các cấp địa phương đến toàn cầu nhằm sử dụng bền vững các hệ thống nông nghiệp nhằm đạt được an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người mọi lúc, tích hợp sự thích ứng cần thiết và nắm bắt các nguy cơ giảm thiểu tiềm năng.
An ninh lương thực
Một số xu hướng toàn cầu đang ảnh hưởng đến an ninh lương thực, đói nghèo và tính bền vững chung của các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm.
Trong một Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ Thế giới (World Government Summit) mới đây đã đưa ra một báo cáo mang tên Nông nghiệp 4.0 - Tương lai của Công nghệ Canh tác (Agriculture 4.0 - The Future Of Farming Technology). Báo cáo đề cập đến 4 diễn biến chính gây áp lực lên nông nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu của tương lai: Nhân khẩu học, sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu và lãng phí thực phẩm.
Báo cáo cho biết, mặc dù nhu cầu liên tục tăng, nhưng đến năm 2050, chúng ta sẽ cần sản xuất thêm 70% lương thực. Trong khi đó, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP toàn cầu đã giảm xuống chỉ còn 3%. Khoảng 800 triệu người trên thế giới bị rơi vào đói nghèo. Và theo một kịch bản kinh doanh thông thường, 8% dân số thế giới (hay 650 triệu người) vẫn sẽ bị thiếu dinh dưỡng vào năm 2030.
Thực tế là rất ít đổi mới đã diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp - do vậy, chúng ta vẫn chưa đủ tự tin cho rằng khan hiếm lương thực và nạn đói sẽ không còn là vấn nạn trong những thập kỷ tới.
Để đáp ứng những thách thức này đòi hỏi nỗ lực phối hợp của các chính phủ, nhà đầu tư và nhà sáng tạo liên quan đến công nghệ nông nghiệp. Nông nghiệp 4.0 sẽ không còn chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng đồng bộ nước, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên toàn bộ cánh đồng. Thay vào đó, nông dân sẽ sử dụng số lượng tối thiểu cần thiết và nhắm mục tiêu vào các khu vực rất cụ thể.
Do đó, Việt Nam cũng đã thực hiện các bước thúc đẩy nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao, nhưng cho đến nay vẫn còn chỉ vài hộ nông dân nhỏ lẻ miễn cưỡng tải xuống các ứng dụng để cải thiện phương thức canh tác nông nghiệp. Hầu như nông dân đã không sử dụng điện thoại thông minh cho các mục đích liên quan đến nông nghiệp.
Thực tế, nông dân Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh hầu hết để liên lạc và giải trí. Xu hướng đang thay đổi nhưng vẫn thấy rằng nông dân không coi điện thoại thông minh là công cụ sản xuất. Đây là điều cần thay đổi trong nhận thức của mỗi người, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao 4.0.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và giảm diện tích đất nông nghiệp, nên nhu cầu cấp bách về nông nghiệp công nghệ cao và những ứng dụng thông minh với khí hậu (climate smart agriculture - CSA). Quỹ đạo hiện tại của các mức độ sử dụng phân bón và các hóa chất nông nghiệp khác là không bền vững. |
(Theo Nguyễn Qúy An, Báo Kinh tế & Đô thị, ngày 21/09/2020)