Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Ứng dụng công nghệ cao giúp ngành chăn nuôi Hà Nội nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất… Đây là chìa khóa để cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Một lò giết mổ lợn theo dây chuyền hiện đại giúp đảm bảo an toàn thực phẩm.
|
Gia đình anh Nguyễn Trung Dũng, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ hiện đang nuôi gần 40.000 con gà. Năm 2017, anh đã đầu tư dây chuyền cho gà ăn và hệ thống máy phân loại trứng tự động. Anh Dũng chia sẻ, với dây chuyền cho gà ăn tự động, kinh phí lắp đặt 150 triệu đồng, thức ăn được đưa đến từng máng ăn của gà, tránh được chuột, nấm mốc, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và cho gà ăn đúng định lượng, giúp gà đẻ ổn định. Bên cạnh đó, hệ thống còn có bộ phận lau chùi máng ăn tự động giúp máng luôn sạch sẽ, hạn chế được các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, nhờ có máy móc hỗ trợ đã giảm thiểu được lượng công nhân, nếu trước đây anh phải thuê tới 6 công nhân với mức lương từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng thì nay anh chỉ thuê 3 công nhân. “Từ ngày ứng dụng hệ thống chuồng trại tự động đã giúp cho trang trại giảm chi phí gần 20 triệu đồng/tháng, gà sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh hơn” – anh Dũng cho biết.
Cần chính sách ưu tiên
Không chỉ giúp nông dân, DN sản xuất ra sản phẩm với số lượng lớn, tạo công ăn việc làm, đảm bảo lợi ích kinh tế cho các bên liên quan và VSATTP, việc ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi còn giúp nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Chăn nuôi công nghệ cao là xu thế tất yếu đang diễn ra sôi động trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi ở Hà Nội chủ yếu tập trung ở các trang trại, DN có quy mô lớn. Còn các hộ kinh doanh nhỏ và vừa gần như chưa chú ý đến vấn đề này. Một trong những nguyên nhân chính là thiếu vốn đầu tư và quy mô sản xuất manh mún.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, để phát triển bền vững ngành chăn nuôi, Hà Nội cần đẩy mạnh mở rộng quy mô gắn với các vùng sản xuất trọng điểm, hình thành các chuỗi liên kết, trên cơ sở bám sát quy hoạch chăn nuôi gắn với thị trường. Để làm được điều đó, TP cần có những chính sách hỗ trợ nguồn vốn và đất đai để thu hút DN tư nhân đầu tư, trong đó xây dựng các chính sách liên kết đủ mạnh để giải quyết vấn đề phá vỡ hợp đồng. Đồng thời đổi mới cơ chế thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao...
(Theo Phương Nga, Kinh tế Đô thị, 18/10/2018)