Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
- Thưa ông, thế nào là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ? Ông có thể cho biết lợi ích của việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ?
Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có nhiều lợi ích. Thứ nhất, các sản phẩm này đáp ứng yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, góp phần giải quyết vấn đề thực phẩm không an toàn tại Việt Nam. Thứ hai, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần bảo vệ môi trường bền vững, thay thế dần cho phương thức canh tác nông nghiệp vô cơ, lạm dụng hóa chất, gây ô nhiễm môi trường đất, nước trầm trọng ở nước ta trong những năm qua. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng, đem lại nguồn thu nhập tốt cho nông dân, mà còn bảo đảm sức khỏe cho người nông dân, gia đình và chất lượng môi trường sống bền vững.
- Vì sao ông lại chọn nghiên cứu đề tài này?
- Ông có thể cho biết thêm về thực trạng sản xuất và tiềm năng phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Hà Nội?
- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Hà Nội hiện còn rất nhỏ bé và trong những năm qua tăng trưởng rất chậm. Quy mô mới chỉ ở dạng mô hình nhỏ lẻ, chưa có vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, sản phẩm ở dạng đơn lẻ… Đến năm 2019, diện tích trồng trọt các sản phẩm hữu cơ của Hà Nội mới chỉ đạt khoảng 0,3% diện tích canh tác. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ thành công còn ít và chưa được nhân rộng. Tại một số địa phương đang có sự đan xen giữa diện tích canh tác hữu cơ và diện tích canh tác thông thường nên khó có thể bảo đảm các tiêu chuẩn hữu cơ theo đúng nghĩa.
Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại nội thành Hà Nội còn chưa phát triển. Mới chỉ có một số siêu thị và ít chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch cùng với thực phẩm hữu cơ. Rõ ràng, sự phát triển này chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường tiêu thụ.
- Đề tài của ông đã đề xuất các giải pháp gì để thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Hà Nội đạt mục tiêu đến năm 2025?
- Chúng tôi đã đề xuất 5 nhóm giải pháp, đó là: Thúc đẩy người nông dân chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ; phát triển các mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phù hợp trên địa bàn Hà Nội; phát triển kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho các doanh nghiệp lưu thông phân phối; đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Hà Nội và nhóm giải pháp về chính sách, cơ chế thúc đẩy của các cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra, chúng tôi cũng kiến nghị với các cơ quan quản lý của Hà Nội, như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cần phối hợp ban hành chính sách và giải pháp cụ thể để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn.
Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các cơ quan chức năng có được cái nhìn tổng thể về những bất cập và nguyên nhân của các chính sách, cơ chế quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đã và đang triển khai. Từ đó góp phần xây dựng, hoàn thiện các quy định, chính sách, cơ chế quản lý hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Hà Nội hiệu quả hơn.
- Trân trọng cảm ơn ông!
(Theo Thu Hằng, Báo Hànộimới, ngày 26/07/2020)