Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Với sự vào cuộc của sàn thương mại điện tử, người tiêu dùng khắp cả nước có thể mua gà đồi Chí Linh, bắp cải VietGAP Hải Dương, ổi OCOP Thanh Hà… và nhiều loại nông sản chất lượng khác chỉ thông qua một cái nhấp chuột. Những gian hàng trên mạng không chỉ để "giải cứu" nông sản trước mắt mà là hướng đi lâu dài, bền vững.
Các gian hàng bán nông sản của nông dân Hải Dương đã được mở trên sàn thương mại điện tử Voso.vn.
Nông sản ùn ứ phải nhờ “giải cứu” do bế tắc đầu ra là câu chuyện diễn ra nhiều năm qua. Mới nhất là việc "giải cứu" nông sản từ vùng dịch Hải Dương được các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân khắp cả nước chung tay thực hiện. Hành động đó rất đáng quý, nhưng rõ ràng nông dân đang cần giải pháp tiêu thụ nông sản ổn định, lâu dài, căn cơ chứ không phải là những cuộc "giải cứu".
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, không thể chỉ trông chờ vào lòng tốt mà cần có giải pháp mang tính bền vững và đồng bộ cho nông sản. Theo ông Phong, cần phải đưa ra các quy hoạch vùng trồng, sản phẩm cụ thể gắn với dự báo thị trường.
Đặc biệt, cần xây dựng hạ tầng logistics, các kho lạnh trữ hàng và thúc đẩy công nghiệp chế biến. Ngoài ra, các đơn vị chức năng cần xây dựng quy trình chuẩn quốc gia về vận chuyển, lưu thông hàng hóa và kết nối chặt chẽ hơn nữa giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Giải pháp mang tính căn cơ lúc này là đưa nông sản hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử. Là đơn vị tiên phong hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử voso.vn, những ngày qua các bộ phận của Công ty TNHH một thành viên Thương mại điện tử bưu chính Viettel đã có mặt và đồng hành cùng bà con nông dân tại tỉnh Hải Dương.
Bà Lê Ngọc Phương, phụ trách truyền thông - marketing sàn thương mại điện tử voso.vn thông tin: “Chúng tôi đang triển khai chiến dịch “Cùng nông dân Hải Dương chuyển đổi số thoát cảnh giải cứu”. Mục đích của chiến dịch là giúp bà con nông dân chuyển đổi số, coi bán hàng trực tuyến như một cách chủ động đầu ra bền vững, hạn chế việc quá phụ thuộc vào kênh tiêu thụ truyền thống”.
Theo phản ánh của nhiều nông dân, việc bán hàng trên mạng sẽ vất vả hơn do phải thường xuyên theo dõi tài khoản để xử lý các đơn hàng của người mua nhưng bù lại giá bán ra đã cao hơn hẳn.
Anh Đào Hữu Thuân, chủ một trang trại nuôi gà tại thôn Vĩnh Lại, xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương cho biết, sau một buổi được hỗ trợ đào tạo cách thức giới thiệu sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, hôm nay anh đã tự tin đưa trứng gà của mình lên tài khoản riêng trên trang thương mại điện tử voso.vn.
Trong phần clip dài 5 phút, anh Thuân đã giới thiệu quy mô trang trại, phương thức chăn nuôi an toàn, các chứng chỉ chất lượng đã đạt được cùng sản lượng sản phẩm. “Trong ngày hôm nay, tôi đã xuất đơn hàng với 30.000 quả trứng cho người mua ở Hà Nội với giá 1.800/quả, tăng hơn 300 đồng so với trong đợt dịch vừa qua”, anh Thuân kể.
Thông qua hệ thống logistics thông minh, Viettel Post đã hỗ trợ gom các đơn hàng nông sản Hải Dương, ghép thành 1 tuyến, vận chuyển và giao hàng tận tay người tiêu dùng. Bà Lê Ngọc Phương, phụ trách truyền thông - marketing sàn thương mại điện tử voso.vn cho biết, dự kiến chiến dịch “Cùng nông dân Hải Dương chuyển đổi số thoát cảnh giải cứu” sẽ kéo dài đến hết tháng 3. Sau khi tổng kết đánh giá hiệu quả của chiến dịch, voso.vn sẽ triển khai ở nhiều tỉnh khác, trong đó ưu tiên các vùng nông sản tập trung.
Chị Trịnh Thanh Trà (ở ngõ 181 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa) nhận xét: “Đưa nông sản lên mạng là một giải pháp rất hợp thời và hiệu quả, giúp người tiêu dùng dễ dàng mua được nông sản an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, nhất là từ các vùng chuyên canh có nhiều sản phẩm chất lượng như Hải Dương”.
Một số trang thương mại điện tử đã vào cuộc kết nối nông sản không chỉ từ Hải Dương mà tất cả các vùng miền. Bước đầu đây có thể được coi là “phép thử”. Song điều thấy rõ là thông qua các chợ mạng uy tín, những chuỗi cung ứng tiện lợi, hiệu quả từ đó hình thành, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tìm mua nông sản chất lượng, người bán sẽ có thêm đầu ra ổn định.