Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Hiện nay, Bộ NN&PTNTN đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng thương hiệu một số mặt hàng chủ lực gồm: Gạo, cà phê, cá tra và tôm; hướng dẫn xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương, nhằm bảo hộ và đăng ký thương hiệu nông sản Việt Nam.
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến hết năm 2017, Việt Nam đã bảo hộ được 58 chỉ dẫn địa lý, trong đó có 52 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 6 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài; 33 tỉnh/thành phố đã có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, 11 tỉnh/thành phố đã có 2 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La, Lạng Sơn, Bình Thuận…
Các loại sản phẩm được xây dựng và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng rất đa dạng bao gồm các sản phẩm tươi sống như trái cây, thủy sản, gạo…; sản phẩm chế biến như nước mắm, mắm tôm, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp như nón lá Huế, cói Nga Sơn…
Chỉ dẫn địa lý đang dần chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản của Việt Nam.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho hay: Bộ đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng thương hiệu một số mặt hàng chủ lực gồm: Gạo, cà phê, cá tra và tôm; hướng dẫn xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương, nhằm bảo hộ và đăng ký thương hiệu nông sản Việt Nam.
Cụ thể, thương hiệu Chè Việt Nam: Đã đăng ký và bảo hộ với 73 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù vậy, Bộ NN&PTNT cũng nêu rõ, do không được triển khai triệt để nên sản phẩm chè vẫn xuất khẩu chỉ ở dạng thô, khiến chè Việt Nam bị lẫn lộn hoặc phải mang tên của các hãng chè lớn nước ngoài.
Thương hiệu Gạo Việt Nam: Đã hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu trong nước và đã có Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia Gạo Việt Nam (ban hành tại Quyết định số 1499/QĐ-BNN-CBTTNS, ngày 2/5/2018), hiện đang làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT thông tin thêm: Các địa phương đã xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với gạo tám xoan Hải Hậu (Nam Định); gạo Điện Biên (Điện Biên); gạo nàng nhen thơm Bảy núi (An Giang); gạo một bụi đỏ Hồng Dân (Bạc Liêu); nếp cái hoa vàng Kinh Môn (Hải Dương); nếp cái hoa vàng Đông Triều (Quảng Ninh); gạo nàng thơm chợ Đào (Long An); gạo thơm Sóc Trăng (Sóc Trăng)...
Với trái cây: Đã xây dựng chỉ dẫn địa lý, phát triển một số sản phẩm vùng miền như: Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương); vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang); chôm chôm Chợ Lách, bưởi da xanh (Bến Tre); xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu (Đồng Tháp); quýt đường (Trà Vinh)…
Với thủy sản: Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn đều đã xây dựng thương hiệu sản phẩm riêng của doanh nghiệp để xuất khẩu. Ngoài ra, một số sản phẩm truyền thống của địa phương đã xây dựng chỉ dẫn địa lý như: Nước mắm Phú Quốc; mắm tôm Hậu Lộc; chả mực Hạ Long; mắm thái Châu Đốc'; nước mắm Đồng Hới…
Cà phê: Đã xây dựng chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột từ năm 2005 và đã được đăng ký 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, được bảo hộ tại 10/17 nước và đang hoàn thiện hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn lãnh thổ EU.
Hồ tiêu: Đã xây dựng được một số chỉ dẫn địa lý như: Hồ tiêu Chư Sê; hồ tiêu Phú Quốc; hồ tiêu Lộc Ninh; hồ tiêu Quảng Trị.
Hạt điều: Đang xây dựng chỉ dẫn địa lý cho hạt điều Bình Phước, dự kiến đến cuối năm 2018, sản phẩm hạt điều Bình Phước sẽ được xem xét và bảo hộ chỉ dẫn địa lý...
(Theo Báo Hải quan, 29/10/2018)