Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) - Là trung tâm kinh tế lớn nhất ở Bắc bộ, Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn về hàng hóa với mạng lưới phân phối lớn, có khả năng tập trung, phát luồng hàng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất, kinh doanh của vùng đồng bằng sông Hồng, duyên hải Bắc bộ, trung du miền núi Bắc bộ và các vùng, miền trong cả nước.
ảnh minh họa
Về thương mại, năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 561 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2%. Trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt 412 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6 % so với cùng kỳ.
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 11.779 triệu USD, tăng 10,3% so với năm 2016. 10 tháng đầu năm 2018 đạt 11.568 triệu USD, tăng 20,1 % so với cùng kỳ. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn năm 2017 là 29.829 triệu USD, tăng 18,2% so với năm 2016. 10 tháng đầu năm 2018 đạt 25.227 triệu USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ.
Về hạ tầng thương mại, hiện nay, Thành phố có 22 trung tâm thương mại, 132 siêu thị, chủ yếu tập trung tại các quận nội thành, 454 chợ (trong đó, 15 chợ hạng 1; 60 chợ hạng 2; 334 chợ hạng 3 và 45 chợ chưa phân hạng), trên 1.000 cửa hàng tiện ích, 766 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn, trên 65 chuỗi kinh doanh các hàng nông sản, thực phẩm... Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội phân theo ngành kinh doanh thì thương mại bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn (65% - 75%).
Nhiều lễ hội xúc tiến các lĩnh vực được tổ chức tại Hà Nội...
... cũng như tại nước ngoài
Các kênh tiêu thụ, phân phối hàng hóa trên địa bàn cũng khá đa dạng. Cụ thể, thông qua hệ thống các chợ: Các mặt hàng thiết yếu hầu hết được các thương lái thu mua, tập kết, tiêu thụ tại các chợ đầu mối, sau đó phân phối tới các chợ dân sinh, các cửa hàng kinh doanh và các bếp ăn tập thể. Hai là, qua hệ thống siêu thị, cửa hàng chuyên doanh trên toàn Thành phố: Các mặt hàng nông sản như rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm an toàn… phân phối thông qua các cửa hàng chuyên kinh doanh về thực phẩm trên địa bàn Thành phố được bao gói, có nhãn mác, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… Ba là, qua kênh bếp ăn tập thể các trường học, khu công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn để phục vụ nhân dân: Các doanh nghiệp đã tích cực khai thác thực phẩm an toàn đưa vào các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Thành phố. Bốn là, tiêu thụ qua các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản: Mô hình được thành lập trên cơ sở các đơn vị sản xuất với hệ thống các cửa hàng thực phẩm an toàn được chứng nhận và tiêu thụ tại hệ thống các cửa hàng thực phẩm./.
HPA