Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) 8 tháng đầu năm, Thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 16.467 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 180.021 tỷ đồng.
Ước tính trong 8 tháng đầu năm 2018, Thành phố có 16.467 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký 180.021 tỷ đồng (tăng 0,2% về số lượng và tăng 41% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước), nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 246.677 doanh nghiệp. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong Tháng 8 đạt 95 triệu USD, cụ thể cấp mới 51 dự án, vốn đầu tư 20 triệu USD; tăng vốn 16 dự án, vốn tăng 70 triệu USD; góp vốn, mua cổ phần tại 25 doanh nghiệp, vốn góp 5 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm, toàn thành phố thu hút 6.264 triệu USD, tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đầu tư FDI trong 8 tháng năm 2018 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản và lĩnh vực bán buôn, bán lẻ... Với Hà Nội, các chỉ số kinh tế tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,4%; Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra của thương mại, khách sạn, nhà hàng và doanh thu dịch vụ tăng 9,4%.
Một số dự án lớn cấp mới, tăng vốn trong kỳ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư gồm: Dự án xây dựng Thành phố thông minh tại thị trấn Đông Anh do tập đoàn Sumimoto Nhật Bản và Tập đoàn BRG hợp tác đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 94.000 tỷ đồng; Dự án sản xuất màng OPC của Mitsubishi Chemical tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, vốn đầu tư 92 triệu USD; Dự án SYM Catavil Complex, vốn đầu tư 105 triệu USD; Dự án Nhà máy xử lý rác Xuân Sơn, vốn đầu tư 90 triệu USD; Dự án Trung tâm thương mại Lotte Mall do tập đoàn Lotte đầu tư 13.407 tỷ đồng; Nhà máy bia Heniken tại huyện Thường Tín với tổng mức đầu tư 4.800 tỷ đồng.
Theo đánh giá của giới đầu tư, sở dĩ Hà Nội đạt được kết quả đáng ghi nhận trên là do Thành phố đã đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư bằng nhiều giải pháp, trong đó ghi dấu ấn rõ nhất là tạo chuyển biến trong công tác quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đơn cử như việc Thành phố đã duy trì tốt 100% hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng, vừa nhanh, gọn, tránh phiền hà cho Doanh nghiệp. Đặc biệt mới đây, trong tháng 8, Thành phố đã triển khai thử nghiệm hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của TP tại 6 đơn vị (3 sở, 2 quận và 1 huyện). Một điểm nổi bật, phân biệt Hà Nội với hầu hết địa phương khác là khả năng phát triển, lực lượng lao động chất lượng cao, có năng suất cao. Hà Nội đặt ra mục tiêu thu hút dự án có chất lượng cao, những dự án có giá trị gia tăng lớn với hàm lượng công nghệ hiện đại, chất xám cao, làm ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao... Hà Nội cũng sớm có sự chuẩn bị đối phó khi cùng thế giới bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh kinh tế tri thức, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, tận dụng thành quả của cách mạng 4.0; phấn đấu tăng trưởng công nghiệp bình quân giai đoạn 2018 - 2020 là 11,32%./.
HPA