Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) Trong 9 tháng đầu năm 2019, Hà Nội tiếp tục đứng đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 6,23 tỷ USD, trong đó có 620 dự án mới, vốn đăng ký 499,5 triệu USD.
Ảnh minh họa
Thời gian qua, thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Cụ thể, tập trung chỉ đạo, đôn đốc hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp từ khâu đăng ký kinh doanh đến triển khai dự án và tháo gỡ khó khăn; rà soát các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, tạo môi trường đầu tư lành mạnh và bình đẳng trong tiếp cận đất đai. Đồng thời, tuyên truyền và triển khai thực hiện các chính sách của Thành phố về cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty... Nhờ đó, xếp hạng Chỉ số PCI năm 2018 tiếp tục tăng 4 bậc, xếp thứ 9/63, hoàn thành sớm 2 năm mục tiêu nhiệm kỳ.
Tính riêng từ đầu năm đến nay, thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội đạt 6,23 tỷ USD, trong đó, có 620 dự án mới, vốn đăng ký 499,5 triệu USD; 131 lượt dự án tăng vốn thêm 509,1 triệu USD; 775 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam, trị giá 5.226 triệu USD. Lũy kế tổng số vốn đạt 41,3 tỷ USD (5.095 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 33,5 tỷ USD; 2.568 lượt góp vốn mua cổ phần, vốn đăng ký 7,79 tỷ USD); lũy kế vốn thực hiện đạt khoảng 24,9 tỷ USD (tỷ lệ đạt 60,2%).
Về cơ cấu, vốn FDI đầu tư vào công nghiệp - xây dựng chiếm 25,60%, bất động sản chiếm 29,53%, thương mại - dịch vụ chiếm 44,80% và nông - lâm - thủy sản chiếm 0,02%...
Nhật Bản hiện là quốc gia đứng đầu về quy mô vốn đầu tư với khoảng 10,9 tỷ USD; tiếp đến là Singapore (8,2 tỷ USD), Hàn Quốc (4,9 tỷ USD)...
Về tình hình thu hút đầu tư trong nước, thành phố Hà Nội đã quyết định chủ trương đầu tư 26 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách, tổng số vốn đăng ký 17,24 nghìn tỷ đồng; điều chỉnh vốn đầu tư 57 dự án, trong đó 39 dự án tăng vốn thêm 17,11 nghìn tỷ đồng.
Để tiếp tục giữ vững vị trí đầu trong thu hút FDI của cả nước, trong 3 tháng cuối năm, Hà Nội đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI), trọng tâm là các chỉ số còn thấp như “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin",“Môi trường cạnh tranh bình đẳng”, “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất”. Đồng thời tăng cường xúc tiến đầu tư; tiếp tục tháo gỡ về thủ tục cho các nhà đầu tư; chú trọng các dự án lớn để tập trung hoàn thành thủ tục đẩy nhanh tiến độ cấp phép và triển khai thực hiện dự án…
Ngoài ra, việc Việt Nam đã tham gia Hiệp định CPTPP và EVFTA sẽ là những cơ hội giúp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tăng mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư trong thời gian tới./.
HPA