Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
HĐND TP. Hà Nội vừa phê duyệt dự án xây dựng hầm đường bộ xuyên đê sông Hồng tại nút giao Trần Nguyên Hãn sang Chương Dương Độ.
Đây là một trong 21 dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 vừa được HĐND thành phố Hà Nội phê duyệt |
Cụ thể,Đường hầm xuyên đê sông Hồng tại nút giao Trần Nguyên Hãn sang Chương Dương Độ với kết cấu bê tông cốt thép, chiều rộng 18m, chiều cao 3,2m, nối phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điều đặc biệt là cửa hầm được thiết kế để đóng, mở tự động nhằm thoát nước hoặc ngăn lũ trong mùa mưa bão.
Dự kiến, hầm đường bộ xuyên đê sông Hồng có kinh phí đầu tư khoảng 80 tỷ đồng, trong đó có các hạng mục xây dựng hầm đường bộ, mở rộng mặt đường phố Chương Dương Độ và tôn tạo khuôn viên, trồng cây xanh hai bên đường.
Thành phố Hà Nội giao UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư. Dự kiến công trình này sẽ hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm giải phóng Thủ đô - 10/10/2019.
Trước đó, ngày 19/10/2015, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Công văn số 7366/UBND-NNNT, xin thỏa thuận với Bộ NNPTNT phương án thiết kế xây dựng hầm đường bộ nối từ phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Đô, quận Hoàn Kiếm (từ điểm giao cắt đường Trần Quang Khải đến phố Bạch Đằng, theo phương án mặt cắt 17,5 m, mở rộng chủ yếu về phía nam nhằm hạn chế tối đa GPMB).
Nhiều ý kiến cho rằng không nên xây hầm chui mà xây cầu vượt để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, sau khi khảo sát, nghiên cứu, tính toán, các đơn vị tư vấn độc lập đề xuất phương án xây dựng hầm chui. Việc xây cầu vượt qua đê phải kéo dài để đảm bảo độ dốc cho phép, không khả thi ở hai phố này.
Việc xây dựng hầm đường bộ, kết hợp đường cho người đi bộ, được thành phố Hà Nội định hướng nhằm giúp các phương tiện qua lại giữa khu vực trung tâm và ngoài đê được an toàn, hạn chế ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người đi bộ và các phương tiện.
(Theo Báo Đầu tư, 22/12/2018)