Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Thương mại điện tử đã có bước phát triển thần tốc tại Việt Nam trong thời gian qua và vẫn còn cơ hội tăng trưởng rất lớn trong thời gian tới. Tuy nhiên, để tối ưu hóa các cơ hội đó, vẫn còn nhiều nút thắt cần được tháo gỡ liên quan đến cơ sở hạ tầng, thói quen thanh toán…
Đó là vấn đề được đặt ra tại buổi tọa đàm do sàn thương mại điện tử Lazada tổ chức tại TP.HCM ngày 2/11 về tổng quan thương mại điện tử ở Đông Nam Á và Việt Nam.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Simon Baptist, Chuyên gia Kinh tế kiêm Giám đốc điều hành tại khu vực châu Á của Economist Intelligence Unit thuộc Economist Group đánh giá, giao dịch thương mại điện tử hiện đã khá phổ biến tại Việt Nam. 90% số người có truy cập và internet đã có giao dịch thương mại điện tử, nhưng đa phần là giao dịch không thường xuyên. Theo đó, chỉ 20% trong số những người này có giao dịch thương mại điện tử hàng tuần.
Thời gian tới, thương mại điện tử được đánh giá là có khá nhiều cơ hội phát triển tại Việt Nam dựa trên sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng như thu nhập của người dân. Các chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ có thêm 18 triệu hộ gia đình trung lưu trong giai đoạn 2017-2030. Tuy nhiên, dự kiến thương mại điện tử sẽ chỉ chiếm thị phần nhỏ, khoảng 5,2% trong tổng doanh số bán lẻ giai đoạn 2017-2020.
Ông Simon Baptist nhận định, để thương mại điện tử trở thành một thói quen hàng ngày của người tiêu dùng, vẫn còn khá nhiều thách thức cần phải giải quyết. Trong đó có những hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận các dịch vụ về tài chính và hỗ trợ. Ngoài ra, việc củng cố lòng tin của người tiêu dùng với ngành thương mại điện tử và thanh toán điện tử cũng là một nhu cầu cần được quan tâm.
Theo đó, chất lượng hàng hóa là yếu tố hàng đầu giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với thương mại điện tử. Theo đại diện Lazada, thời gian qua, Lazada đã triển khai các chương trình đào tạo dành cho người bán hàng nhằm hướng tới mục tiêu mở rộng mạng lưới thương mại điện tử về tận các vùng nông thôn.
Đặc biệt, Lazada cam kết hỗ trợ cho 8 triệu người khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành thương mại điện tử ở Đông Nam Á, giúp họ phát triển và tăng trưởng mạnh đến năm 2030. Trong đó, Lazada sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ số hóa mô hình kinh doanh và giúp họ tiếp cận tốt hơn đối tượng người tiêu dùng trên nền tảng internet và di động.
Các chuyên gia cũng cho rằng, dịch vụ hậu cần hiện vẫn là một thách thức đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam do thiếu các doanh nghiệp có đủ năng lực, ngành giao nhận nhỏ và phân tán. Dù đã và đang được cải thiện, song cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn bị đánh giá là còn nhiều bất cập, việc di chuyển giữa các tỉnh thành vẫn còn đắt đỏ. Mạng lưới đường bộ cũng như mạng lưới bán lẻ và phân phối chính là một trong những thách thức lớn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổng giám đốc Lazada Express cho biết, để khắc phục những hạn chế về hạ tầng, Lazada đã xây dựng kho hàng tại nhiều địa phương với 3.800 điểm nhận hàng trên toàn quốc, có công suất lên tới 1 triệu gói hàng/ngày. Điển hình như kho hàng tại Đà Nẵng được đầu tư công nghệ hiện đại với hệ thống chia chọn hàng hóa tự động. Phương tiện giao hàng của Lazada cũng đang từng bước chuyển từ xe máy sang xe đạp điện, giúp tăng khả năng vận chuyển và tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường…
Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam cũng là rào cản lớn đối với sự phát triển của thương mại điện tử. Dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt, song tỷ lệ sử dụng tiền mặt tại Việt Nam vẫn còn cao so với các nước trong khu vực, thậm chí nhiều người dân còn chưa có tài khoản ngân hàng.
(Theo Báo Hải quan, 2/11/2018)