Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Một trong những định hướng thu hút đầu tư phát triển của Thủ đô Hà Nội trong những năm tới là đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, ứng dụng CNTT; chủ động tham gia và nắm bắt cơ hội thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0... phát triển Hà Nội thành trung tâm khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo-TP thông minh.
Hà Nội đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI
Ngày 17-6, tại Hội nghị “Hà Nội 2018-Hợp tác đầu tư và phát triển”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông tin về kết quả triển khai các dự án đầu tư tại các Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2016, 2017. Theo đó, tại các hội nghị này, TP Hà Nội đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư 397.335 tỷ đồng (tương đương với hơn 17 tỷ đô la Mỹ), trong đó: có 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 130.061 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ 428 triệu đô la Mỹ); 60 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư là 267.274 tỷ đồng.
Đồng thời, TP Hà Nội, các tỉnh, TP trong vùng, Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước trao Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực với tổng mức đầu tư dự kiến trong thời gian tới khoảng gần 70.000 tỷ đồng.
Kết quả này đã đưa Hà Nội trở thành địa phương đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI và lần đầu tiên trong 30 năm qua: 6 tháng đầu năm 2018, với tổng số vốn FDI thu hút là 5 tỷ 915 triệu đô la Mỹ, Hà Nội đã tạm vượt lên đứng thứ nhất cả nước của năm 2018.
Trong thời gian tới, TP Hà Nội và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô, Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc tiếp tục ưu tiên và kêu gọi đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, năng lượng sạch và các dự án liên kết, phát triển vùng, các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân; các nhà máy xử lý rác thải, xử lý bùn; xây dựng nông nghiệp công nghệ cao; các nhà máy chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm; chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; các trường học, trường ĐH, trường dạy nghề; các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ,...
Có danh mục 553 dự án giới thiệu đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp, bao gồm: 161 dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật; 36 dự án phát triển hạ tầng xã hội; 91 dự án phát triển hạ tầng thương mại dịch vụ, du lịch; 75 dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 90 dự án kinh doanh bất động sản.
Thực hiện thông điệp của Thủ tướng Chính phủ, TP Hà Nội cam kết: Tiếp tục CCHC mạnh mẽ, kiên định với mục tiêu “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”; Sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu các đề nghị và đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước; Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo; Tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ...
UBND TP đã đề xuất đưa ra kỳ họp thứ 6 HĐND TP (họp vào đầu tháng 7-2018) thông qua, để từ ngày 1-8-2018, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí và các dịch vụ tiện ích trong quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp. “Khi thành lập doanh nghiệp, bạn chỉ cần thực hiện kê khai hồ sơ qua mạng. Toàn bộ thủ tục sẽ được giải quyết và chuyển kết quả qua chuyển phát nhanh về đến tận nhà của bạn”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
![]() |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Hà Nội kiên định với mục tiêu “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”. Ảnh P.L |
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh CCHC
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, để đạt được mục tiêu xây dựng TP “Xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại” hướng tới xây dựng TP thông minh; giữ vững danh hiệu TP hòa bình, giữ được tốc độ phát triển nhanh, toàn diện, bền vững.
Đồng thời, nâng cao tạo sự lan tỏa sự liên kết hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, định hướng thu hút đầu tư phát triển của TP trong những năm bao gồm: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, ứng dụng CNTT; chủ động tham gia và nắm bắt cơ hội thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế; phát triển Hà Nội thành trung tâm khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo-TP thông minh.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh CCHC, ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; Huy động tối đa nguồn lực, tạo bước đột phá về phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung.
Xây dựng Hà Nội thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao của cả nước và khu vực. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới trong các lĩnh vực cung cấp nước sạch, sử dụng năng lượng xanh, xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường (nước, không khí), đảm bảo mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
Hà Nội cùng các tỉnh, TP trong vùng sẽ xây dựng kế hoạch khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương để giải quyết các vấn đề chung như: Xử lý môi trường; phát triển năng lượng xanh; khởi nghiệp, kết nối hạ tầng giao thông, tiêu thụ, chế biến, nông, lâm, hải sản, dịch vụ, du lịch.
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; tăng cường các hoạt động đối ngoại, các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá du lịch, nhất là với Thủ đô các nước, các tập đoàn lớn, xuyên quốc gia; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu KHCN mới trên mọi lĩnh vực.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận con số hơn 17 tỷ USD đạt được là một cố gắng rất lớn của Hà Nội. Cho rằng tinh thần doanh nhân đã thấm sâu và bền vững trong văn hóa của người Hà Nội, góp phần làm nên Hà Nội 36 phố phường nổi tiếng, Thủ tướng nêu rõ, đây không chỉ là truyền thống mà còn là tài sản vô hình quý giá thu hút các nhà đầu tư, làm động lực để tăng trưởng kinh tế. Thủ tướng nhắc lại, trong Hội nghị xúc tiến đầu tư của Hà Nội năm 2017, ông đã nói rằng để thu hút được nhiều nhà đầu tư, lôi cuốn những ý tưởng xuất sắc và tầng lớp tinh hoa đến với Hà Nội, chính quyền Hà Nội phải hành động hiệu quả mỗi ngày, có phương thức kết nối, đồng hành, động viên toàn diện sự tham gia sâu sắc của người dân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế vào mục tiêu chung về một Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, bản sắc, hướng tới một thành phố toàn cầu, một Thủ đô có vị thế nổi bật trong lòng cộng đồng ASEAN và rộng hơn. Bên cạnh đó, Hà Nội cần phát huy vai trò là cái nôi của cả nước trong đào tạo nhân tài, hiền tài trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, toán học, vật lý, tin học… Cần có cơ chế tốt, huy động nhân tài, đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô. Hà Nội cần đi đầu trong đổi mới thể chế, môi trường kinh doanh, đặc biệt tập trung vào những hạn chế, yếu kém đã nêu trên. Cần lắng nghe doanh nghiệp nhiều hơn, chủ động tháo gỡ khó khăn. Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị tăng cường xây dựng cơ sở công cộng phục vụ công chúng như không gian chung, phố đi bộ, nhà vệ sinh, công viên…
(Theo phapluatxahoi.vn, 20/6/2018)