Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Ngày 20-12, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. VPCP đã ban hành thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 61. Theo đó, nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ. Việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất. Giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá; không làm phát sinh chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân...
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị.
Nghị định 61 cũng quy định rõ các hành vi không được làm trong thực hiện TTHC như cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân; cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả; tiết lộ thông tin hồ sơ, tài liệu, từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác; gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép hồ sơ, tài liệu... Ngoài Cổng dịch vụ công Quốc gia, mỗi bộ, ngành, địa phương có một cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử duy nhất, tập trung. Các hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành, địa phương có thể liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu với nhau và kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh yêu cầu CCHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông phải mang tính thực chất, mục tiêu là lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để đánh giá hiệu quả trong công tác cải cách. Hiện nay, đã có 57/63 tỉnh, thành phố chuyển nhiệm vụ một cửa, một cửa liên thông từ sở tư pháp, sở nội vụ về về văn phòng UBND cấp tỉnh. Có 39/63 địa phương có trung tâm hành chính công, trong đó, nhiều địa phương thực hiện tốt, tỷ lệ dịch vụ công cấp độ 3, cấp độ 4 rất cao, liên thông từ tỉnh, huyện đến xã, giúp người dân thay vì trước đây phải gặp trực tiếp cán bộ thực thi công vụ, nay chỉ cần khai báo, nộp hồ sơ, nhận kết quả.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng lưu ý việc tổ chức bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu mô hình phù hợp, tạo sự thống nhất trên toàn quốc, tiến tới 4 tại chỗ gồm nhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt, trả kết quả. “Đây là vấn đề mới, khó, phải có sự phân cấp mạnh mẽ để việc thực hiện TTHC đơn giản, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. TTHC phải được thực hiện trên nền điện tử, áp dụng hồ sơ điện tử, xây dựng phần mềm dựa trên quy trình thủ tục, phục vụ cho công tác cải cách TTHC”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chia sẻ.
Nhân dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đã tặng bằng khen cho 6 trung tâm dịch vụ hành chính công của các tỉnh: Bắc Ninh, Yên Bái, Thái Bình, Quảng Ninh, Đồng Nai và Quảng Nam.
(Theo Mạnh Hưng, Báo điện tử Quân đội nhân dân, 20/12/2018)