Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Sau gần 30 năm kể từ khi Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào ngày 28/11/1990, mối quan hệ giữa Việt Nam và EU ngày càng phát triển toàn diện hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn với trên 90% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu và kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15% - 20%/năm. EU là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam (sau Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc), thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ) với tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2018 đạt khoảng 55,8 tỷ USD, tăng mạnh so với mức trên 50 tỷ USD năm 2017 (xuất khẩu 41,9 tỷ USD, tăng 9,4%; nhập khẩu 13,9 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ 2017).
Về đầu tư, trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vốn FDI đăng ký từ EU vào Việt Nam dao động ở mức 1-1,5 tỷ USD. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, con số này tăng vọt lên trên 2,8 tỷ EUR (tương đương 3,7 tỷ USD) vào năm 2010. Tính đến tháng 4/2019, các nước EU đã có 2.244 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 24,67 tỷ USD. Xếp thứ 4 trong số các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam (sau ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản).
Trong bối cảnh đó, việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (sau đây gọi tắt là EVFTA) được ký kết gần đây vào ngày 30 tháng 6 năm 2019 được cho là một trong những dấu mốc quan trọng tạo ra bước đột phá mới trong quan hệ giữa Việt Nam và EU. EVFTA không những sẽ mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, mà còn là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Tiếp theo lễ ký kết Hiệp định EVFTA tại Hà Nội vào ngày 30 tháng 6 năm 2019, Việt Nam và EU đang tiến hành các thủ tục trong nước hướng tới việc phê chuẩn Hiệp định này. Do vậy, về cơ bản Hiệp định EVFTA chưa có tác động cụ thể tới cán cân thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Bên cạnh đó, EU dành cho ta cam kết thuế quan rất cao trong EVFTA, cụ thể là gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xoá bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Do vậy, nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033). Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Cụ thể, cam kết và kỳ vọng tăng trưởng đối với một số nhóm hàng quan trọng như sau:
Ngành nông nghiệp và thuỷ sản
Nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sẽ được EU xoá bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc có lộ trình không quá 7 năm, ví dụ:
- Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của ta trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho ta hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.
- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn khi Hiệp định có hiệu lực. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.
- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác: về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ, v.v. là rất đáng kể. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhóm hàng nông sản sẽ có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, cụ thể: gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025); đường (8%), thịt lợn (4%); thịt gia súc gia cầm (4%).
Tuy nhiên, dù EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế. Đây là một vấn đề cần lưu ý để tận dụng hiệu quả các cam kết trong Hiệp định EVFTA.
Ngành dệt may
Các sản phẩm ngành dệt may được đánh giá là một trong những ngành nghề được hưởng lợi nhất từ Hiệp định EVFTA. Trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của ta, 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Dự báo hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với tốc độ đến 2025 khoảng 67% so với kịch bản không có Hiệp định. Đến năm 2020 đạt tổng 5 - 5,5 tỷ USD và tăng thêm từ 1,3 tỷ USD vào năm 2020 và 3,2 tỷ USD năm 2025. Về sản lượng, nhìn chung Hiệp định có tác động tích cực tới sản lượng, cụ thể tăng 3,4% vào năm 2020 và 6% vào năm 2030, trong khi đó ngành may tăng 4% và lên tới 14% vào 2030.
Để có thể được giảm thuế theo quy định tại hiệp định, các sản phẩm phải tuân thủ chặt chẽ các quy tắc về xuất xứ, cụ thể là quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi - tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam). Tuy nhiên, EU cũng chấp nhận linh hoạt với quy tắc này như cộng gộp xuất xứ từ Hàn Quốc hay những nước mà cả ta và EU có FTA (như một số nước ASEAN).
Nhìn chung, quy tắc xuất xứ trong EVFTA đối với dệt may có thể sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Trước đây phần lớn doanh nghiệp mới chỉ đang thực hiện công đoạn cắt – may và vải nguyên liệu được sử dụng để sản xuất chủ yếu được nhập khẩu từ các khu vực chưa có FTA với EU (Trung Quốc, Đài Loan). Do đó, trong ngắn hạn, Việt Nam có thể tận dụng nguồn vải từ thị trường Hàn Quốc, là nước đã có FTA với EU, để được hưởng ưu đãi nhưng về lâu dài, ta cần đầu tư cho khâu dệt, nhuộm để làm chủ nguồn vải trong nước.
Ngành da giày
EU cam kết giảm thuế xuống 0% đối với 42,1% kim ngạch xuất khẩu của ta ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 03 năm và 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực thì tỷ lệ này sẽ lần lượt là 73,2% và 100%. Nhờ các cam kết cắt giảm mạnh mẽ thuế quan, Hiệp định EVFTA khi có hiệu lực sẽ góp phần làm gia tăng đáng kể xuất khẩu giày da vào EU. Tốc độ tăng xuất khẩu vào EU dự báo sẽ gấp đôi vào 2025, và tổng xuất khẩu giày da cũng sẽ tăng khoảng 34%, sản lượng của toàn ngành tăng ở mức 31,8%.
Bên cạnh các cam kết về thương mại hàng hoá, những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn nhà đầu tư đến từ EU và các nước khác. Hiệp định IPA cũng thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam do mức độ tự do hóa đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ được tăng thêm. Với hàng loạt lĩnh vực EU có thế mạnh như dịch vụ, tài chính, ô tô, chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, công nghệ cao, nông sản thực phẩm chế biến sẽ là những lĩnh vực EU đầu tư vào Việt Nam và đây cũng là những lĩnh vực mà Việt Nam cần đầu tư và phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, với quy mô và tiềm năng của EU, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn thu hút mạnh đầu tư của EU và là điểm trung chuyển, kết nối các hoạt động thương mại - đầu tư của EU tại khu vực ASEAN. Tác động này sẽ được cộng hưởng mạnh mẽ khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thực hiện cũng như với việc ta đã và đang thực hiện các Hiệp định FTA quan trọng như FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu, với Hàn Quốc, hay Hiệp định CPTPP.
2. Các giải pháp trong thời gian tới để tận dụng cơ hội đến từ Hiệp định EVFTA
Chúng ta đang tiếp tục bước vào các giai đoạn hội nhập sâu rộng, sẽ tiếp tục thực thi nhiều cam kết có chiều sâu với mức độ cao hơn trước. Cùng với các cơ hội thì việc thực thi các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như Hiệp định EVFTA đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam như sức ép cạnh tranh, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu, các quy định về phòng vệ thương mại, rào cản kỹ thuật thương mại (TBT), vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm, các quy tắc xuất xứ,.. Để tận dụng tốt được các cơ hội mang lại từ quá trình hội nhập này, doanh nghiệp cần tập trung triển khai các nhóm giải pháp chủ yếu như sau:
- Tích cực nâng cao năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là cần hiểu rõ và hiểu sâu các cam kết trong các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ, dịch vụ và đầu tư, v.v.. và cả cam kết về các biện pháp phi thuế quan, phòng vệ thương mại, v.v.. vốn đã và đang trở thành các rào cản phức tạp đối với các doanh nghiệp khi muốn tiếp cận thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tích cực tham gia các buổi tập huấn về các cam kết trong Hiệp định EVFTA do Bộ, ngành phối hợp với các Hiệp hội, ngành hàng và địa phương tổ chức;
- Chủ động nghiên cứu thông tin để có sự chuẩn bị tích cực. Việc chuẩn bị nên được tiến hành toàn diện từ nghiên cứu cơ hội, thách thức của thị trường EU đến các giải pháp như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất, v.v;
- Cần chú trọng vào việc đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, về tiêu chuẩn kỹ thuật và về vệ sinh an toàn động thực vật của EU;
- Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội. Song song với đó, việc đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao rất quan trọng, là yếu tố không thể thiếu được. Chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo cam kết thì những ưu đãi thuế quan mới phát huy được hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước./.
HPA