Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Không chỉ nhập khẩu linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất, lắp ráp trong nước, từ nhiều năm qua, mỗi năm các nhà máy ở Việt Nam cũng sản xuất xuất khẩu phụ tùng ô tô trị giá hàng tỷ USD, những sản phẩm sản xuất từ Việt Nam đã góp phần vào hình thành nên những sản phẩm ô tô của những thương hiệu hàng đầu thế giới.
Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, đến 15/9, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phụ tùng ô tô thu về hơn 3,2 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ 2017. Đây cũng là mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng được Tổng cục Hải quan thống kê chung là “phương tiện vận tải và phụ tùng”.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phụ tùng ô tô lớn hơn 685 triệu USD so với nhập khẩu nhóm hàng linh kiện, phụ tùng ô tô trong cùng thời điểm (đến 15/9, nhóm hàng linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu đạt 2,527 tỷ USD).
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng (với mặt hàng chủ lực là phụ tùng ô tô) là những quốc gia có ngành công nghiệp ô tô phát triển hàng đầu thế giới.
Trong đó, Nhật Bản là thị trường lớn nhất với kim ngạch đạt 1,593 tỷ USD (cập nhật của Tổng cục Hải quan theo thị trường tính hết tháng 8-PV); Hoa Kỳ đạt 849 triệu USD.
Ngoài ra còn nhiều thị trường đạt kim ngạch cả trăm triệu USD trở lên trong 8 tháng đầu năm như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Đức, Hà Lan, Malaysia, Indonesia.
Có một chi tiết đáng quan tâm là nhóm hàng nhập khẩu bao gồm cả linh kiện và phụ tùng, trong khi xuất khẩu chỉ là phụ tùng ô tô. Theo các dữ liệu phóng viên ghi nhận được, việc sản xuất phụ tùng ô tô hiện nằm chủ yếu trong tay các doanh nghiệp FDI, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.
Tuy nhiên, các hãng sản xuất xuất khẩu phụ tùng lớn không phải là những nhà sản xuất ô tô lớn như Toyota, Honda… mà là những nhà sản xuất phụ tùng chuyên nghiệp. Điều này cũng phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, chuyên nghiệp hóa trong hoạt động sản xuất liên quan đến những doanh nghiệp, ngành hàng có quy mô toàn cầu như ngành công nghiệp ô tô.
Một số tên tuổi lớn sản xuất xuất khẩu phụ tùng ô tô trong nước có thể kể đến như Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam (KCN Đại An, Hải Dương) chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm mạng dây điện và điện tử sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử và ô tô. Đi vào hoạt động từ năm 2008 và đến nay Công ty là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn hàng đầu trên địa bàn Hải Dương xuất khẩu với trị giá kim ngạch XNK hàng trăm triệu USD mỗi năm. Theo Chi cục Hải quan Hải Dương (Cục Hải quan Hải Phòng), năm 2017, Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch khoảng 360 triệu USD và cập nhật từ đầu năm 2018 đến hết tháng 9 đạt 302 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Nhật Bản, ASEAN, một số thị trường khác ở châu Á, châu Âu.
Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam (có nhà máy ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình) cũng là doanh nghiệp FDI lớn của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các cụm chi tiết ô tô như hệ thống dây dẫn và các cụm thiết bị điện, sản phẩm chủ yếu là hệ thống dây dẫn điện ô tô.
Trường hợp khác là Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam cũng là nhà sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy lớn của Nhật Bản có nhà máy ở Gia Lâm (Hà Nội)...
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ô tô của cả nước đạt 4,443 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch của doanh nghiệp FDI chiếm đến 95,5% tổng kim ngạch.