Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Công cuộc mở cửa dịch vụ theo cam kết khi gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho xuất khẩu dịch vụ, trong đó có xuất khẩu dịch vụ du lịch phát triển và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Du khách trải nghiệm tại không gian đi bộ Hồ Gươm. Ảnh: Hồ Hạ.
Tăng cao đột biến
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch thấp hơn tốc độ tăng của lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Điều đó chứng tỏ chi tiêu bình quân 1 khách quốc tế đến Việt Nam đã bị giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố đáng chú ý.
Trước hết là những hạn chế, yếu kém ở trong nước trong việc khuyến khích khách quốc tế tăng chi tiêu. Trong cơ cấu chi tiêu bình quân 1 ngày của khách, tỷ trọng chi tiêu năm 2017 cho đi lại tại Việt Nam chỉ khoảng 15,1 USD, chỉ chiếm 15,7% tổng chi tiêu tại Việt Nam, thấp hơn các năm trước (2005 chiếm 18,7%, 2011 chiếm 17,6%, 2013 chiếm 17,4%); chi tiêu mua hàng hóa chỉ khoảng 14,5 USD, chiếm 15,1%.
Thời gian ở lại Việt Nam của khách du lịch không nhiều. Kết quả điều tra cho thấy, số ngày bình quân 1 lượt khách quốc tế năm 2005 ở lại là 8,7, năm 2006 là 9,5, năm 2009 là 9,1, năm 2010 là 8,8, năm 2011 là 9, năm 2013 là 10,4, năm 2017 là 7,2 - giảm khá sâu so với 2013. Trong 6 tháng 2018, chi tiêu bình quân 1 lượt người của khách quốc tế đến Việt Nam giảm, nên số ngày đến Việt Nam của 1 lượt khách có thể còn tiếp tục giảm.
Thời gian ít, chi tiêu không nhiều có thể còn do tình trạng ở các điểm du lịch trải dài, rộng trong cả nước ít có sự khác biệt, không khuyến khích khách đến nhiều điểm.
Một yếu tố rất quan trọng lâu nay ít được phân tích là cơ cấu lượng khách đến từ các nước có mức chi tiêu trong những ngày ở Việt Nam khác nhau. Những nước mà khách chi tiêu bình quân 1 ngày cao hơn mức bình quân chung (96 USD/ngày) là: Thái Lan, Malaysia, Bỉ, Singapore, Nhật Bản, Campuchia, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thụy Điển, Australia, NewZealand, Philipines, Hoa Kỳ, Indonesia, Đài Loan; trong khi Trung Quốc chiếm gần 1/3 tổng số khách đến Việt Nam chỉ chi tiêu 92,2 USD - thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung.
(Theo Báo Kinh tế & Đô thị, 18/7/2018)