Tin tức mới nhất

Sự kiện mới nhất

Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn TP Hà Nội

Thép Việt Nam được tiêu thụ nhiều nhất tại Đông Nam Á

Ngày đăng : 20/09/2018

Các nước trong khu vực Đông Nam Á đang là thị trường tiêu thụ thép lớn nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Thông tin này được thể hiện qua số liệu thống kê của Cục quản lý giá (Bộ Tài Chính).

Theo đó, các nước trong khu vực Đông Nam Á chiếm tới 57,6% tổng sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến nay. Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sắt thép tăng mạnh gần 41% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,05 triệu tấn, tương đương 2,99 tỷ USD. Giá sắt thép xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2018 tăng trên 14% so với năm 2017.
Khu vực Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam. Trong đó, thị trường Campuchia chiếm 34,9% trong tổng kim ngạch sắt thép xuất khẩu. Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan cũng là những nước nhập khẩu thép lớn của Việt Nam.
 
Năm 2018 ngành thép Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 20%
Đứng sau khu vực Đông Nam Á là thị trường Mỹ. Xuất khẩu sang thị trường EU tăng mạnh 65% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 364.408 tấn. Trong khi đó, xuất khẩu sắt thép sụt giảm mạnh từ 30% - 95% ở các thị trường Thụy Sỹ, Saudi Arabia, Pakistan, Australia, Tây Ban Nha.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 9 thị trường thép trong nước sẽ ổn định về giá, theo đó gia thép phôi CFR Đông Á sẽ dao động ở mức 520 – 550USSD/tấn, giá thép xây dựng bán tại các nhà máy sản xuất thép trong nước ở mức khoảng từ 11.300 - 14.500 đồng/kg (giá giao tại nhà máy, chưa bao gồm 10% thuế VAT, chiết khấu bán hàng).
Dự báo ngành thép trong năm 2018 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với mức tăng khoảng 20% so với năm 2017. Trong đó, sản xuất thép xây dựng tăng trưởng 10%, thép lá cuộn cán nguội tăng 5%, thép ống hàn tăng 15% và sản xuất tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%.
Đặc biệt sản xuất thép cuộn cán nóng tăng mạnh nhất 154% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào việc Formosa Hà Tĩnh dự định tăng gấp đôi công suất sản xuất khi đưa lò cao số 2 (công suất 4 triệu tấn/năm) đi vào sản xuất, trong 6 tháng cuối năm nâng tổng công suất lên 7 – 8 triệu tấn/năm.
Bên cạnh đó, một số dự án dự kiến được đưa vào hoạt động trong năm 2018: Tập đoàn Hòa Phát đưa vào hoạt động dự án thép cán khoảng 600 nghìn tấn trong tháng 8/2018; Tập đoàn Hoa Sen đưa thiết bị dây chuyền cán nguội, mạ kẽm/lạnh, mạ màu vào hoạt động với công suất 350 nghìn tấn; Công ty thép Tung Ho cũng dự kiến đưa vào dây chuyền sản xuất công suất 600 nghìn tấn thép xây dựng trong 6 tháng cuối năm.
(Theo Kinh tế đô thị, 20/9/2018)