Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt gần 243,5 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) đạt trên 480 tỷ USD; xuất siêu gần 6,8 tỷ USD - đó là những kết quả tích cực của hoạt động XNK trong năm 2018.
Kết quả ấn tượng
Bộ Công Thương đánh giá, tiếp theo kết quả tích cực đạt được của năm 2017, hoạt động XNK năm 2018 đạt được những kết quả ấn tượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước, qua đó góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát và cải thiện cán cân thanh toán. Đây cũng là một trong các chỉ tiêu kinh tế quan trọng thiết lập những kỷ lục mới với kim ngạch XK đạt gần 243,5 tỷ USD; tổng kim ngạch XNK đạt trên 480 tỷ USD; xuất siêu gần 6,8 tỷ USD (cao gấp hơn 3 lần so với năm 2017).
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp với nhiều rủi ro xung quanh "chiến tranh thương mại Mỹ - Trung", xu thế bảo hộ mậu dịch gia tăng và so với kết quả thực hiện của năm 2017 ở mức rất cao (XK đã ở mức trên 215 tỷ USD), mức tăng trưởng của năm 2018 cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp cũng như trong chỉ đạo điều hành của Bộ Công Thương. Hàng hóa sản xuất từ Việt Nam đã xuất hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới với 5 mặt hàng có kim ngạch XK trên 10 tỷ USD, 29 mặt hàng có kim ngạch XK trên 1 tỷ USD.
Hoạt động XNK năm 2018 đạt kết quả ấn tượng |
Theo thống kê của WTO, quy mô XK hàng hóa của Việt Nam năm 2017 xếp vị trí thứ 27 trên thế giới và quy mô nhập khẩu (NK) hàng hóa của Việt Nam xếp thứ hạng 25. Với kết quả ấn tượng của XNK trong năm 2018 thì thứ hạng XK, NK của Việt Nam có thể tiếp tục được cải thiện trên bảng xếp hạng, giữ vững vị trí trong số 30 nước có tổng kim ngạch XNK lớn nhất.
Năm 2018, cơ cấu hàng hóa XK tiếp tục đảm bảo định hướng được đề ra tại Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa XNK vẫn là nhóm hàng công nghiệp với tỷ trọng 82,8%, tăng 1,7% so với năm 2017; tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,2% so với năm 2017 và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chiếm 1,9% tổng kim ngạch XK, giảm 0,3% so với năm 2017.
Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngay từ những tháng đầu năm, Bộ Công Thương đã triển khai mạnh mẽ các giải pháp cải cách thể chế chính sách, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực XNK, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp (DN). Đơn cử, Nghị định 107/NĐ-CP về kinh doanh XK gạo do Bộ Công Thương xây dựng được Chính phủ ký ban hành đã giúp tạo điều kiện cho nhiều DN tham gia thị trường, kể cả DN tư nhân. Nhờ đó, trong các gói thầu NK gạo lớn, cơ hội đã mở ra cho nhiều DN tư nhân như Tân Long, Lộc Trời… Các DN XK cũng nỗ lực mở rộng thị trường, mở rộng đơn hàng, tận dụng các ưu đãi từ khung khổ hội nhập.
Công tác xúc tiến thương mại có nhiều nét mới, đóng góp tích cực cho hoạt động XNK |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, năm 2018, công tác xúc tiến thương mại (XTTM) có nhiều nét mới, đóng góp tích cực cho hoạt động XNK. Cụ thể, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy XK, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục XTTM tổ chức nhiều hoạt động đẩy mạnh XTTM trong và ngoài nước. Từ đó, làm tốt việc hỗ trợ DN Việt Nam đưa hàng vào chuỗi phân phối bán lẻ tại nước ngoài như AEON, Lotte, Metro… Hiện nay, nước ta đã có 6 sản phẩm được đưa vào hệ thống siêu thị AEON tại Nhật Bản và đang nhiều cơ hội XK sang chuỗi siêu thị AEON khắp thế giới. AEON cũng cam kết đến năm 2020, kim ngạch XK hàng hóa vào hệ thống AEON tại Nhật Bản và các thị trường khác sẽ đạt 500 triệu USD. Với các kỳ hội chợ, điểm đáng chú ý là thay vì chỉ mang hàng hóa đến quảng bá như trước đây, trước khi tổ chức các kỳ hội chợ, hàng hóa đã được gửi trực tiếp cho khách hàng thẩm định. Từ đó, tăng số lượng hợp đồng thương mại được ký kết trực tiếp tại sự kiện.
Xuất siêu đạt mức kỷ lục
Cùng với hiệu quả của XK, năm 2018, NK cũng được quản lý, kiểm soát tốt, qua đó, tạo thặng dư thương mại năm thứ 3 liên tiếp và đạt ở mức rất cao, gần 7 tỷ USD, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong nước. Đồng thời, cơ cấu NK tiếp tục được bảo đảm và dịch chuyển tích cực, theo hướng trọng tâm vào phục vụ sản xuất trong nước.
Năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam có xuất siêu trong hoạt động XNK và cũng là năm thặng dư cán cân thương mại của nước ta đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Mức thặng dư kỷ lục đạt được năm 2018 là khoảng 6,8 tỷ USD, gần gấp 3 lần so với thặng dư năm 2017 (2,11 tỷ USD). Trong năm 2016, Việt Nam chỉ xuất siêu 1,78 tỷ USD. Với việc duy trì xuất siêu trong năm 2018, Việt Nam đã xuất siêu trong 6 năm kể từ năm 2012 đến nay và chỉ duy nhất năm 2015 có cán cân thương mại thâm hụt. Kết quả này đã góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế. Việt Nam được đánh giá là nước đang trên đà hội nhập sâu rộng, đặc biệt là hội nhập quốc tế về kinh tế. Nhiều FTA đã được ký kết và nhiều FTA sắp có hiệu lực, trong đó, đáng chú ý là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam - EU. Do đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Bộ Công Thương đặt ra là tích cực phổ biến những ưu đãi từ các hiệp định này, giúp DN có thể tận dụng tối đa. Đồng thời, tìm hiểu về các quy định khắt khe của các thị trường để tránh và lách được các chướng ngại nhằm đưa hàng Việt Nam đến nhiều thị trường hơn nữa.
Cùng với đó, các DN được khuyến cáo phải tiếp tục nâng cao chất lượng hàng hóa XK để tăng sức cạnh tranh. Đồng thời, khẳng định sức cạnh tranh thông qua thương hiệu. Đặc biệt, thay vì hoạt động đơn lẻ, cần phối hợp, liên kết với nhau để tăng sức mạnh tổng hợp của cả ngành hàng, tạo nên sức cạnh tranh tổng thể cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
Kim ngạch XK của khối DN tiếp tục tăng trưởng tốt, ở mức trên 17%, cao hơn mức tăng trưởng XK chung và cao hơn mức tăng trưởng của khối DN FDI (kể cả dầu thô) trên 13%, là điểm sáng quan trọng trong hoạt động XNK.
(Theo congthuong.vn, 10/4/2019)