Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Đánh giá con số trồng mới gần 1,6 triệu cây xanh của TP Hà Nội trong hơn 4 năm qua là vô cùng ấn tượng nhưng các chuyên gia cho rằng, chưa thể đáp ứng hết kỳ vọng của nhân dân. Con số này còn phải tăng lên mạnh hơn nữa để Hà Nội mãi là một đô thị xanh, nơi đáng sống mang đẳng cấp khu vực…
Đường Võ Chí Công được phủ xanh với nhiều tầng cây ở các làn đường.
Phát triển “rừng trong phố”
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng thông tin, đến nay, mục tiêu trồng mới 1,6 triệu cây xanh, tăng độ phủ xanh của thành phố đã hoàn thành gần 99%. Từ tháng 10-2019, thành phố cũng đã chấp thuận chủ trương thực hiện 9 gói thầu trồng cây trong năm 2020 và 2021.
Nói về kế hoạch trồng mới cây xanh trong giai đoạn tới, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, xu hướng chung là thành phố tập trung phát triển hệ thống cây xanh tầng thấp (cải tạo, chỉnh trang, trồng bổ sung trang trí cây bụi, mảng, khóm, cây dây leo, cây hoa… tạo đa dạng chủng loại, màu sắc và hoàn thiện hệ thống cây xanh nhiều tầng tán) xây dựng các giải pháp lựa chọn chủng loại cây trồng trong đô thị theo chức năng môi trường, phù hợp với đặc điểm của không gian vị trí, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ, mỹ quan đô thị; góp phần tạo cảnh quan, không gian xanh trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, Hà Nội sẽ tiếp tục trồng hệ thống cây xanh tại các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật; các khu đô thị xây dựng mới nhằm đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với thực tiễn trong quá trình phát triển đô thị; trồng cây xanh cải tạo cảnh quan, trang trí tại các trục hướng tâm; các trục đường cửa ô ra, vào thành phố; một số tuyến phố trọng điểm...
“Thành phố đã thu được rất nhiều kinh nghiệm quý về phát triển hệ thống cây xanh nên những gì đã hoàn thành thời gian qua rất đáng ghi nhận. Hệ thống cây xanh tại nhiều tuyến phố rất đẹp và hấp dẫn hơn trước như trên trục đường Võ Nguyên Giáp chẳng hạn. Không chỉ có vậy, việc cắt tỉa, chăm sóc cây xanh cũng có sự chuyển biến rất tích cực”
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng (Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam )
Có thể khẳng định, công tác trồng mới, cải tạo chỉnh trang cây xanh của thành phố sẽ không bao giờ dừng lại. TP Hà Nội đã định hướng xây dựng chiến lược phát triển trở thành thành phố có hạ tầng xanh trên nền tảng: Quy hoạch đô thị xanh; đường phố xanh; công trình xanh; khu công nghiệp xanh; khu dân cư xanh và không gian xanh. Làm cơ sở phát triển của TP Hà Nội bao gồm phấn đấu trở thành cổng kết nối thông tin của ngành cây xanh đô thị của Việt Nam và khu vực; Xã hội hóa phát triển cây xanh và phát huy vai trò của chính quyền - doanh nghiệp - người dân…
Đến nay, công tác trồng mới và cải tạo, thay thế hệ thống cây xanh đô thị về cơ bản được thực hiện bài bản, bắt đầu từ công tác khảo sát, thiết kế, lập phương án, phê duyệt, thi công, duy trì với phương châm đẹp - đồng đều - đa dạng, trồng cây đa tầng, tán, tạo cảnh quan đồng bộ trên các tuyến đường.
Định hướng Hà Nội trở thành đô thị kiểu mẫu về cây xanh, vườn hoa… một phần đã trở thành hiện thực. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, đến nay, nhiều đô thị thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước như Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Cà Mau… cũng đã học tập Hà Nội trồng cây xanh, cây cảnh ở dải phân cách, trồng đa dạng nhiều tầng các loại cây xanh. Ngoài ra, công nghệ chằng chống cây vĩnh cửu bằng cọc inox cũng đã được nhiều tỉnh, thành phố áp dụng, thay bằng cọc tạm gỗ như trước đây.
Bình luận về xu hướng phát triển hệ thống cây xanh tại Hà Nội thời gian tới, ông Hoàng Cao Linh, Giám đốc Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành cho rằng, cần phải tiếp tục trồng mới bởi nhu cầu còn rất lớn. “Con số 1,6 triệu cây là rất lớn, rất ấn tượng nhưng tôi mong ước làm sao phát triển thêm được các “khu rừng trong phố”, tạo thêm nhiều “ốc đảo” xanh mát cho người dân Thủ đô” - ông Hoàng Cao Linh nói.
Đường Láng là một trong những tuyến đường mẫu trong việc thiết kế, trồng, chăm sóc hệ thống cây xanh.
Xây dựng hệ thống dữ liệu tổng thể cây xanh Hà Nội
Dưới góc độ đơn vị trực tiếp trồng, chăm sóc cây xanh, ông Hoàng Cao Linh cho rằng, hiện nay, quỹ đất trồng cây trên địa bàn các quận ở khu vực lõi đô thị còn rất ít. Trong khi đó, tại các quận mới như Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Long Biên… quỹ đất còn tương đối nên cần ưu tiên dành đất ở các khu vực này để phát triển cây xanh để tạo ra càng nhiều những khu “rừng trong phố” càng tốt.
Hơn nữa, thành phố nên trồng đa dạng các chủng loại cây cảnh trên một tuyến phố để tạo cảnh sắc hoa nở quanh năm như trên một số tuyến phố đang áp dụng. Thêm vào đó, có thể nghiên cứu theo hướng, trên một tuyến phố ngắn trồng một loại cây bóng mát chủ đạo để tạo ra những điểm nhấn riêng cho mỗi con phố.
“Do việc trồng cây liên quan mật thiết đến mùa, thời tiết nên để cây trồng mới phát triển tốt, chúng tôi đề nghị, công tác chuẩn bị đầu tư làm sao cần hoàn tất gọn, sớm vào đầu mỗi năm để có thể triển khai trồng cây vào mùa xuân, tránh rơi vào mùa hè nắng nóng”, ông Hoàng Cao Linh kiến nghị.
Trong khi đó, ở một đơn vị mũi nhọn khác của thành phố trong lĩnh vực cây xanh, ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội tiết lộ, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng công nghệ mới trong trồng mới, chăm sóc cây xanh để đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất, cây phát triển tốt nhất; đơn vị đang xây dựng cơ sở dữ liệu nền về cây xanh trên địa bàn Hà Nội, trước mắt là cây xanh trong phạm vi Công ty đang quản lý. “Có nền tảng cơ sở dữ liệu này rồi, chúng ta quản lý hệ thống cây xanh sẽ bài bản hơn, khoa học hơn rất nhiều”, ông Nguyễn Đức Mạnh nhận định.
Nhìn lại quá trình hơn 4 năm qua, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, TP Hà Nội đã rất tích cực phủ xanh các tuyến đường và hiệu quả là rõ rệt. “Thành phố đã thu được rất nhiều kinh nghiệm quý về phát triển hệ thống cây xanh nên những gì đã hoàn thành thời gian qua rất đáng ghi nhận. Hệ thống cây xanh tại nhiều tuyến phố rất đẹp và hấp dẫn hơn trước như trên trục đường Võ Nguyên Giáp chẳng hạn. Không chỉ có vậy, việc cắt tỉa, chăm sóc cây xanh cũng có sự chuyển biến rất tích cực” - KTS Phạm Thanh Tùng nói.
Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, cây xanh là một phần không thể thiếu của kiến trúc đô thị. Vì thế, không chỉ có vai trò lá phổi xanh, điều tiết môi trường không khí của thành phố, cây xanh còn phải đẹp. “Hiện nay, việc cắt tỉa cây xanh chưa thiên về thẩm mỹ, tạo bóng cây như thế nào cho đẹp. Sắp tới, công tác cắt tỉa cây phải hướng đến “nghệ thuật cây xanh” chứ không chỉ dừng lại ở việc cắt tỉa đảm bảo an toàn”, KTS Phạm Thanh Tùng nêu quan điểm.
Cũng theo KTS Phạm Thanh Tùng, trong giai đoạn tới, TP Hà Nội nên chọn lọc, làm sao mỗi con phố, mỗi đại lộ trồng một loại cây xanh chủ đạo để tạo nét đặc trưng riêng. Từ mấy chục năm nay, người dân Thủ đô nói đến cây sấu là nhớ ngay đến phố Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo; nhắc đến phố Lò Đúc là hàng cây Sao đen... Đó là những điểm nhấn đặc biệt rất có giá trị của hệ thống cây xanh Hà Nội và không ai có thể quên.
“Đặc biệt, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng cùng tham gia chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Phải xây dựng được văn hóa công cộng, bảo vệ cây xanh như tài sản của nhà mình, xử lý nghiêm khắc hành vi bức tử cây xanh để lấy mặt bằng kinh doanh, để xe. Nếu được như vậy, cùng với sự quan tâm của chính quyền thành phố, chắc chắn Hà Nội sẽ có thêm nhiều không gian xanh, những đường phố xanh đặc sắc, giúp cho Hà Nội trong lành, đáng sống hơn”, KTS Phạm Thanh Tùng kỳ vọng.
(Theo Báo Mới, ngày 04/07/2020)