Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hà Nội cần có kế hoạch tổng thể và cần phóng tầm nhìn ra những khu vực tiềm năng, những quận, huyện mới để định hướng phát triển. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có tiềm năng rất lớn về khoa học công nghệ, đó là một hướng để khơi dậy động lực tăng trưởng mới. Thành phố cần đi đầu trong kỷ nguyên công nghệ số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương cấp uỷ, chính quyền TP Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo, công phu cho hội nghị "Hà Nội 2018 - Hợp tác đầu tư và phát triển”, thu hút sự quan tâm đông đảo của các nhà đầu tư lớn, nhỏ trong nước và ngoài nước.
Tại Hội nghị, Thủ tướng cũng đã đánh giá cao cố gắng, nỗ lực của thành phố vượt qua khó khăn, thách thức, đạt kết quả phát triển kinh tế-xã hội tích cực trong những năm qua, nhất là 6 tháng đầu năm 2018.
Cho rằng tinh thần doanh nhân đã thấm sâu và bền vững trong văn hóa của người Hà Nội, góp phần làm nên Hà Nội 36 phố phường nổi tiếng, Thủ tướng nêu rõ, đây không chỉ là truyền thống mà còn là tài sản vô hình quý giá thu hút các nhà đầu tư, làm động lực để tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng nhắc lại, trong Hội nghị xúc tiến đầu tư của Hà Nội năm 2017, ông đã nói rằng để thu hút được nhiều nhà đầu tư, lôi cuốn những ý tưởng xuất sắc và tầng lớp tinh hoa đến với Hà Nội, chính quyền Hà Nội phải hành động hiệu quả mỗi ngày, có phương thức kết nối, đồng hành, động viên toàn diện sự tham gia sâu sắc của người dân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế vào mục tiêu chung về một Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, bản sắc, hướng tới một thành phố toàn cầu, một Thủ đô có vị thế nổi bật trong lòng cộng đồng ASEAN và rộng hơn. Thủ tướng đặt vấn đề, vậy sau hơn 1 năm, Hà Nội đã làm được những gì để đạt được mục tiêu đó.
Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, kinh tế Thủ đô phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá cao. Hà Nội đang dần khẳng định mình là Thành phố đáng trải nghiệm, là trung tâm du lịch mới nổi của ASEAN. Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh qua mạng đạt 100%. Kê khai thuế điện tử đạt 98%. Hà Nội đang hướng đến một nền hành chính phi giấy tờ.
Nhấn mạnh một số kết quả cụ thể, nổi bật của TP Hà Nội thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ nhận định, với những nỗ lực cao trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, Hà Nội đã khắc phục được câu “Hà Nội không vội được đâu” để biến thành “Hà Nội không vội không xong”. Cấp ủy, chính quyền thành phố đã khẳng định được tính năng động, quyết đoán trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tạo lòng tin cho người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, môi trường đầu tư, kinh doanh của Hà Nội còn không ít hạn chế, tồn tại như: nộp thuế còn phiền hà, chỉ số quản lý hành chính công chưa cao... Đó là lý do thành phố cần nỗ lực lớn hơn nữa để có những giải pháp khắc phục hạn chế, tạo ra môi trường đầu tư ngày càng tiến bộ.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hà Nội cần có kế hoạch tổng thể và cần phóng tầm nhìn ra những khu vực tiềm năng, những quận, huyện mới để định hướng phát triển. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có tiềm năng rất lớn về khoa học công nghệ, đó là một hướng để khơi dậy động lực tăng trưởng mới. Thành phố cần đi đầu trong kỷ nguyên công nghệ số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Để hiện thực hóa tầm nhìn xây dựng một đô thị sáng tạo, văn minh, hiện đại, nhưng không mất đi giá trị văn hóa đặc sắc của một Thủ đô ngàn năm văn hiến, theo Thủ tướng, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Thủ tướng mong muốn chính quyền Thành phố cần tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa và lưu ý một số điểm.
Hình ảnh cầu Nhật Tân.
Hà Nội cần quy hoạch hợp lý và kết nối Khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc với các trường đại học và cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội, rộng hơn là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Hà Nội là nơi có tiềm năng rất lớn về công nghệ và đang trên đường đi vào kinh tế số hóa, kinh tế tri thức một cách tích cực. Đó là một hướng để xây dựng động lực tăng trưởng mới. Hà Nội cần đi đầu trong cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế số ở nước ta.
Cần đẩy nhanh triển khai dự án thành phố thông minh thông qua việc kiến tạo môi trường sáng tạo, minh bạch và hiện đại hóa bộ máy quản lý hành chính để tạo bước phát triển đột phá về kinh tế xã hội.
Hà Nội cần phát huy vai trò là cái nôi của cả nước trong đào tạo nhân tài, hiền tài trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, toán học, vật lý, tin học… Cần có cơ chế tốt, huy động nhân tài, đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô để các tài năng “dù đi bốn phương trời, lòng vẫn hướng về Hà Nội”.
Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư không chỉ là công việc của lãnh đạo thành phố, mà lãnh đạo các quận, huyện, thị xã cũng phải vào cuộc thực sự, thay đổi tư duy, cách làm để tham gia hiệu quả vào quá trình đó.
Đặt vấn đề, đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, Hà Nội liệu có thể đặt ra các mục tiêu để đuổi kịp tốp 4 ASEAN về môi trường đầu tư trong những năm tới được không, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Hà Nội hoàn toàn có thể làm được và mong muốn thành phố sẽ nỗ lực hiện thực hoá mục tiêu này trong thời gian tới.
(Theo Thời Báo Doanh nhân, 17/06/2018)