Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) Trong hoạt động thương mại, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang thị trường Ai Cập đạt 16,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.
Hình ảnh kIm tự tháp của Đất nước Ai Cập.
Mặt hàng chủ yếu của Hà Nội xuất sang Ai Cập là nông sản các loại (chiếm tỷ trọng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Hà Nội sang thị trường Ai Cập); hàng dệt may (chiếm tỷ trọng 30%) và một số mặt hàng khác như cơ kim khí, các cây công nghiệp, rau, hoa quả các loại.
Kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ Ai Cập đạt 4,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,01% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội. Mặt hàng chủ yếu của Hà Nội nhập từ Ai Cập là khoáng sản (chiếm tỷ trọng 22% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Ai Cập vào Hà Nội); vật liệu xây dựng (chiếm tỷ trọng 15%), dược phẩm (chiếm tỷ trọng 15%), chất dẻo nguyên liệu (chiếm tỷ trọng 12%) và một số mặt hàng khác như cơ kim khí, rau, hoa quả các loại.
Về du lịch, theo số liệu thống kê, khách du lịch từ Ai Cập đến Hà Nội đạt 1.238 lượt khách, tăng 55%. Sáu tháng đầu năm 2018, khách du lịch từ Ai Cập đến Hà Nội đạt 796 lượt khách, tăng 86% so với cùng kỳ năm 2017.
Ai Cập là quốc gia Bắc Phi, có bề dày văn hóa lâu đời, sở hữu nhiều giá trị lịch sử được UNESCO công nhận là di sản cả vật thể và phi vật thể của nhân loại và thế giới; đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản gắn với hoạt động du lịch.
Để tăng cường hợp tác với Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, Hà Nội và Ai Cập cần tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, trao đổi chuyên gia, chia sẻ kiến thức, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo trong lĩnh vực trên.
Các hoạt động song phương cũng được thúc đẩy qua việc tổ chức kết nối hoạt động doanh nghiệp và báo chí du lịch khảo sát điểm đến du lịch giữa Hà Nội với Ai Cập thông qua các hoạt động ngoại giao, văn hóa để khảo sát, hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch. Bên cạnh đó tạo ra nhiều ưu đãi cho khách du lịch như đơn giản hóa thủ tục VISA và vận chuyển hàng không, thiết lập đường bay thẳng Hà Nội - Việt Nam tới Ai Cập không phải quá cảnh...; Tổ chức đoàn công tác của Thành phố khảo sát học tập kinh nghiệm xây dựng điểm đến du lịch tại Ai Cập./.
HPA