Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
HPA – Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn giá của TP đều có kế hoạch khai thác tăng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng trung bình từ 7% - 25% so với Tết 2019. Ngoài mặt hàng thịt lợn, các mặt hàng thiết yếu khác đảm bảo dồi dào, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp Tết nguyên đán 2020.
Hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết cơ bản đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, đối với 23 đơn vị tham gia bình ổn đăng ký lượng hàng hóa bình ổn trong 02 tháng Tết với tổng giá trị hơn 121.000 tỷ đồng, tương ứng số lượng một số mặt hàng thiết yếu là: khoảng 18.000 tấn lương thực, 6.124 tấn thịt lợn, 762 tấn thịt gà, 40.000 triệu quả trứng gia cầm, 2.634 nghìn lít dầu, 622 tấn thủy hải sản, 1.688 tấn thực phẩm chế biến, 8.900 tấn rau củ.
Để bảo đảm nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh của người dân Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thành phố Hà Nội đã chuẩn bị lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết (tính cho 2 tháng Tết) gồm: 191.400 tấn gạo; 44.600 tấn thịt lợn; 14.800 tấn thịt gà; 12.306 tấn thịt bò; 260 triệu quả trứng gia cầm; 247.400 tấn rau, củ; 12.800 tấn thực phẩm chế biến; 11.364 tấn thủy hải sản; 3.000 tấn bánh mứt kẹo; 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát. Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 31.200 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với kế hoạch Tết năm 2019).
Hiện nay, một trong những vấn đề người tiêu dùng lo lắng là ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm 2019, khiến nguồn cung thịt lợn phục vụ Tết giảm mạnh. Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, do nguồn cung thiếu hụt nên dự kiến lượng thịt lợn cung cấp cho thị trường Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán thiếu 8.100 tấn/tháng. Vì vậy, để đáp ứng được số lượng thịt lợn còn thiếu, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thay thế một phần nhu cầu thịt lợn trong dịp Tết.
Cụ thể, từ đầu năm trên địa bàn thành phố Hà Nội sản lượng thịt trâu, bò; thịt gia cầm; thủy sản cũng tăng từ 1,5% đến 4,5% so với cùng kỳ. Ngoài ra, Hà Nội chủ động phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố có sản lượng chăn nuôi thịt lợn cao, ít bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi để doanh nghiệp Hà Nội kết nối nguồn cung thịt lợn, bảo đảm nguồn cung tại hệ thống… Trong trường hợp nguồn cung khan hiếm, Sở Công Thương Hà Nội và DN bán lẻ sẽ nhập khẩu thịt lợn từ Pháp, Indonesia… Vì thế dự báo tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến khó có thể xảy ra.
Ngăn chặn găm hàng, tăng giá bất hợp lý
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan khẳng định rằng, việc ngăn chặn găm hàng, tăng giá bất hợp lý là sự quan tâm của rất nhiều người và sự trăn trở của cơ quan quản lý nhà nước. Về công tác bình ổn giá thịt lợn, cần tính toàn làm thế nào để nguồn cung và giá cả hợp lý, người sản xuất, chăn nuôi, doanh nghiệp có lãi mà người tiêu dùng không phải mua thực phẩm với mức giá quá cao.
Bà Trần Thị Phương Lan cũng khuyến cáo, người dân không nên “găm hàng” để trục lợi. Người chăn nuôi giữ lợn thịt chờ giá tăng là có hại, vì khi lợn nuôi quá lứa hệ số chuyển đổi kinh tế thấp đi. Đặc biệt, nếu ai cũng "găm hàng", sẽ đến một lúc nào đó tất cả đều đổ ra thị trường thì người chăn nuôi sẽ bị lỗ.
Cùng quan điểm trên, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho rằng, khi giá thịt lợn tăng lên cao, người tiêu dùng sẽ tự động thay thế bằng các mặt hàng khác, do đó, người chăn nuôi không nên găm hằng. Mặt khác, việc người mua điều chỉnh nhu cầu sử dụng, đây là phản ứng của người tiêu dùng rất có lợi đến công tác bình ổn. Ông Trần Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội khẳng định, để đảm bảo phục vụ Tết 2020, Cục Quản lý thị trường đã yêu cầu các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để đối với các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc;… Đối với mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn, thịt nhập khẩu, Cục sẽ thường xuyên tổ chức kiểm tra xử lý trường hợp lợi dụng găm hàng, đẩy giá bán mặt hàng thịt lợn lên cao bất hợp lý gây mất cân đối cung cầu trên địa bàn.... Đồng thời, kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thịt lợn, không để các đối tượng lợi dụng đưa các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm ra thị trường.
HPA