Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) Hồ ngầm 2.000 m3 được kỳ vọng sẽ giúp xóa các điểm ngập quanh chợ Hàng Da, ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm), phố Nguyễn Khuyến (Đống Đa).
Chiều 5/6, tại phiên họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội thường kỳ, ông Võ Tiến Hùng, Chủ tịch, Tổng giám đốc Công TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, cho hay Công ty của Nhật Bản đã khảo sát tại 3 điểm ngập cố hữu trung tâm Hà Nội như phố Đường Thành, ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm) và phố Nguyễn Khuyến (Đống Đa).
Các chuyên gia đánh giá "không còn cách khắc phục nào khác ưu việt hơn bằng việc làm hồ ngầm điều tiết nước mưa".
Theo ông Hùng, các điểm ngập này có địa hình trũng do lịch sử để lại, hệ thống cống chỉ thoát được lượng nước mưa 70mm/2h. Với lượng mưa khoảng 100mm/2h thì cần hồ ngầm mới có thể chống ngập và thoát nước cho cả các tuyến phố xung quanh.
![]() |
Ông Võ Tiến Hùng. Ảnh: Phương Sơn |
"Vật liệu để xây dựng hồ này đều được chuyển từ Nhật sang nên chi phí khá cao. Dự kiến mỗi bể ngầm tốn khoảng 25 tỷ đồng. Công ty đang đề nghị phía Nhật phối hợp với các công ty công nghệ về sản xuất nhựa, sử dụng vật liệu nội địa của Việt Nam để chi phí, giá thành giảm xuống sâu", ông Hùng nói.
Cũng theo lãnh đạo Công ty thoát nước Hà Nội, công nghệ thi công hồ ngầm này rất phổ biến ở Nhật và mang lại hiệu quả cao. TP HCM đã thử nghiệm, tuy nhiên chỉ là hồ nhỏ thể tích 100 m3. Công nghệ hồ này có ưu điểm thi công nhanh gọn và trả mặt bằng như cũ cho phương tiện qua lại.
Công nghệ hồ điều tiết ngầm từ Nhật Bản được thử nghiệm tại TP HCM vào tháng 8/2017. Công nghệ này dễ thi công tháo lắp, có thể áp dụng tại khu vực mặt bằng nhỏ hẹp, không gian trữ nước lên tới 90% và thân thiện môi trường.
Việc ứng dụng vật liệu chế tạo từ Polypropylene để xây hồ điều tiết được cho là rất thích hợp với những đô thị lớn, năng động và quỹ đất không còn nhiều như TP HCM và Hà Nội.
(Theo vnexpress, 6/6/2018).