Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Nhằm hỗ trợ các huyện, thị xã kết nối xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn đến thời vụ thu hoạch và kịp thời phục vụ nhu cầu lương thực thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh giãn cách xã hội, sáng ngày 1/9, UBND TP. Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn tại Hà Nội.
Nhãn chín muộn, trứng, bưởi,… được kết nối trực tuyến
Tại Diễn đàn, các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn, chủ lực, thiết yếu, đã đến thời vụ thu hoạch cần tiêu thụ của các quận, huyện, thị xã để các đơn vị kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, bày tỏ quan tâm và kết nối với các đơn vị sản xuất để tiêu thụ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân Thủ đô. Qua đó, khắc phục đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản trên địa bàn thành phố (TP) trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.
Nhãn chín muộn Hà Nội có chất lượng tốt, quả sáng, mẫu mã đẹp, độ đồng đều cao (khoảng trên đưới 50 quả/kg), vị ngọt, cùi giòn, có mùi thơm đặc trưng, độ đường cao. |
Cầm trên tay những chùm nhãn chín muộn, ông Trần Anh Khoa - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành - mong muốn kết nối tiêu thụ sản phẩm với giá bán trung bình 16.000 - 22.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với mức 35.000 đồng/kg so với năm ngoái. Theo ông Trần Anh Khoa, năm 2021, được đánh giá là năm được mùa nhãn, tổng sản lượng nhãn chín muộn của huyện Quốc Oai đạt 4.000 tấn. Tuy nhiên, thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 đúng vào thời gian thu hoạch nhãn nên việc kết nối vận chuyển theo thị trường truyền thống hàng năm bị giãn đoạn. Nhãn đang được tiêu thụ chính tại thị trường tự do, chưa có hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù, đã được các cơ quan chức năng trên địa bàn TP. Hà Nội hỗ trợ tiêu thụ. Song, đến nay vẫn có 2.000 tấn chưa thu hoạch và đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ.
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, việc tiêu thụ thóc gạo trên địa bàn huyện Thanh Oai vẫn cơ bản thuận lợi, tuy nhiên thịt và trứng gia cầm gặp khó khăn hơn. Tại Diễn đàn, ông Dương Bá Mẫn - Trưởng phòng kinh tế huyện Thanh Oai - mong muốn kết nối tiêu thụ trứng vịt trắng và trứng gà đỏ của 5 hộ đã có giấy chứng nhận OCOP và VietGAP, trong đó, trứng vịt trắng của 3 hộ tại xã Liên Châu với sản lượng 16.800 quả/ngày; trứng gà đỏ của 2 hộ tại xã Hồng Dương với sản lượng 14.000 quả/ngày. Với giá 3.000 đồng/quả trứng vịt trắng và 2.300 đồng/quả trứng gà đỏ, trong thời gian giãn cách hiện nay, nếu khách hàng mua trên 5.000 quả thì huyện Thanh Oai sẽ có ô tô hỗ trợ vận chuyển đến tận nơi.
Bà Hoàng Thị Thúy Nga - Phó Trưởng phòng kinh tế huyện Gia Lâm - cũng giới thiệu 4 sản phẩm nông nghiệp của huyện đang cần hỗ trợ tiêu thụ ngay trong thời gian giãn cách xã hội. Cụ thể, sản phẩm nhãn còn 100 tấn, bình quân cần tiêu thụ 10 tấn/ngày, tập trung 2 đơn vị (thị trấn Trâu Quỳ, xã Yên Thường), giá tại thời điểm hiện tại 11.000 đồng/kg; sản phẩm cải củ Lệ Chi với tổng sản lượng 50 tấn, bình quân nhu cầu cần tiêu thụ 3 (tấn/ngày), với giá thời điểm hiện tại đang là 5.000 đồng/kg; sản phẩm rau gia vị (mùi tầu) với tổng sản lượng 10 tấn, bình quân cung cấp 1-1,5 tấn/ngày, sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn sản xuất RAT đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá tại thời điểm hiện tại 10.000 đồng/kg; sản phẩm chuối tây với sản lượng 50 tấn, bình quân cung cấp 4-5 tấn/ngày, giá tại thời điểm hiện tại 5.000 đồng/kg.
Trong khi đó, ông Lê Tiến Xuân - Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên - cũng mong muốn kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chủ lực tại địa phương chưa có hợp đồng liên kết bền vững. Cụ thể, tiêu thụ cá thương phẩm với sản lượng từ 15-25 tấn/tuần; chuối xanh (chuối ta, chuối tây); trứng vịt lộn, rau gia vị, lúa chất lượng cao…. Đặc biệt, một số sản phẩm thiết yếu cần kết nối tiêu thụ ngay trong tháng 9 này gồm: Bưởi thồ với sản lượng 650 (tấn/tháng/vụ), thời gian thu hoạch 15-30/9, giá thành sản phẩm hiện nay từ 15-25 nghìn đồng/quả; chuối xanh với sản lượng 50-70 tấn (tấn/tháng/vụ), giá thành sản phẩm hiện nay từ 2.500-3000 đồng/kg.
Trong thời gian từ tháng 10, 11, 12/2021, Phú Xuyên cần kết nối tiêu thụ một số sản phẩm gồm: rau cần với sản lượng 1.200 tấn đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, chất lượng sản phẩm rau an toàn, thu hoạch từ 2-3 tấn/ngày; cá thương phẩm, với sản lượng 12.000 tấn/năm; bưởi Diễn tổng sản lượng 1.200-1.500 tấn (dự kiến 400 tấn/tháng) thời gian thu hoạch từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2022; chất lượng sản phẩm đạt OCOP 3 sao.
Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản
Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội - cho biết: Hiện nay Hà Nội có khoảng trên 1.000 sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn là chương trình có ý nghĩa thiết thực trong thực hiện Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 7/8/2021 về việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn TP. Hà Nội phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời góp phần nâng cao giá trị nông sản tại Hà Nội đóng góp cho cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới và góp phần thực hiện chiến lược thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ và là hành động thiết thực trong bối cảnh giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh Covid-19 để giúp các chủ thể OCOP, nông sản thực phẩm an toàn đến thời vụ thu hoạch cần tiêu thụ có cơ hội tiếp cận tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, tại Diễn đàn có sự tham gia của các đơn vị kết nối tiêu thụ, thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp phân phối và tiêu thụ sản phẩm; trung tâm thương mại, siêu thị, các sàn thương mại điện tử, điểm giới thiệu và kinh doanh sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn…
Hiện, 70-80% sản lượng nông sản (rau, quả) của nhiều huyện đang được tiêu thụ tại thị trường tự do. Việc các đơn vị doanh nghiệp, các nhà phân phối kết nối ký kết hợp đồng tiêu thụ theo tiêu chuẩn chất lượng để nông dân yên tâm sản xuất; nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm đảm bảo ATTP; thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp Thủ đô, xây dựng nông thôn mới, thực hiện hiệu quả Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy.
(Theo Nguyễn Hạnh, Báo Công Thương, ngày 01/09/2021)