Chiều 30-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
(HPA) Việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) trên địa bàn Hà Nội không những góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Thủ đô, mà còn làm thay đổi cơ cấu ngành theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mới.
Ảnh minh họa: Nhật Nam
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các KCN, KCX của Hà Nội đã có những đóng góp không nhỏ cho phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô. Hiện Hà Nội đã và đang phát triển 17 KCN, khu công nghệ cao với tổng diện tích gần 3.500ha. Trong đó, 9 KCN với tổng diện tích 1,264 ha đang hoạt động ổn định. Tỷ lệ lấp đầy trên 95% đất công nghiệp gồm các KCN Thăng Long-Nội Bài; Thạch Thất-Quốc Oai; Nam Thăng Long; Sài Đồng B; KCN Hà Nội-Đài Tư; Quang Minh I; Phú Nghĩa; Khu công viên công nghệ thông tin...
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Quản lý KCN và chế xuất Hà Nội cho biết, thời gian qua, Ban Quản lý đã tích cực phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) và Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư vào các KCN, KCX Hà Nội. Nhờ đó tình hình thu hút đầu tư vào KCN, KCX đạt những kết quả khả quan, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp đã đầu tư thực hiện tăng vốn đầu tư mở rộng.
Cụ thể, năm 2018, các KCN trên địa bàn Thành phố đã thu hút đầu tư được 21 dự án đầu tư mới gồm có 11 dự án FDI vốn đăng ký 13,9 triệu USD và 10 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 1.345 tỷ đồng; 28 dự án mở rộng vốn đăng ký 462,5 triệu USD và 106 tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực thu hút đầu tư lớn nhất là điện tử và cơ khí với dự án của Công ty điện tử Meiko Việt Nam đăng ký tăng thêm 200 triệu USD; Công ty Denso vốn đăng ký tăng thêm 120 triệu USD; Công ty Sumitomo Heavy vốn đăng ký tăng thêm 50 triệu USD; dự án dịch vụ bãi đỗ xe của Công ty Him Lam BC tại KCN Sài Đồng B vốn đăng ký 695 tỷ đồng.
Cũng trong thời gian qua, đã có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào các KCN Hà Nội, trong đó những quốc gia có tỷ trọng vốn lớn như: Nhật Bản là quốc gia đứng đầu với số vốn đăng ký chiếm 54%, Trung Quốc, Hồng Kông chiếm 14,8% tổng vốn đăng ký FDI. Nhiều dự án có quy mô vốn lớn từ 100 đến hơn 300 triệu USD, sử dụng công nghệ cao của các hãng Canon, Panasonics, Yamaha, Meiko,...
Lũy kế từ đầu năm 2019 đến nay, các KCN đã thu hút đầu tư được 6 dự án đầu tư mới với vốn đăng ký 1,9 triệu USD và 65 tỷ đồng; 10 dự án mở rộng vốn đăng ký 44,9 triệu USD và 240 tỷ đồng. Số dự án dự phát đến nay là 649 dự án, trong đó có 333 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đăng ký gần 5,9 tỷ USD; 316 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký trên 15.000 tỷ đồng. Dự kiến thu hút đầu tư cả năm 2019 đạt 400 triệu USD quy đổi.
Tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Trong những năm qua, thu hút FDI vào các KCN, KCX Hà Nội đã đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, hiệu quả tổng thể của thu hút FDI vào Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, Hà Nội cần phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư.
Đại diện Ban Quản lý các KCN, KCX Hà Nội cho biết, hiện nay thành phố Hà Nội nói chung, Ban Quản lý các KCN, KCX Hà Nội nói riêng đặc biệt chú trọng đến công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển… Những nỗ lực cải cách này đã góp phần thu hút FDI của Thành phố tăng mạnh.
Với vị thế là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu của cả nước, Hà Nội có lực lượng lao động chất lượng cao khá dồi dào. Trong thời gian tới, đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, Ban Quản lý các KCN, KCX Hà Nội tiếp tục ký nhiều chương trình hợp tác với các trường đào tạo nghề, trường phổ thông để làm cầu nối giữa nhu cầu lao động của doanh nghiệp.
Đồng thời, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch, triển khai các chương trình, hoạt động thu hút đầu tư FDI vào các KCN, KCX Hà Nội; tạo điều kiện mở rộng thị trường, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp FDI trong các KCN Hà Nội với các doanh nghiệp trong nước.
Thời gian tới, Ban Quản lý KCN và chế xuất Hà Nội sẽ phối hợp với HPA tổ chức Hội nghị trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp và dự án đầu tư trong KCN, KCX theo Chương trình xúc tiến đầu tư của Thành phố; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính để thu hút FDI vào các KCN, KCX. Trong đó tập trung thu hút vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch, hàm lượng chất xám cao.../.