Tin tức mới nhất

Sự kiện mới nhất

Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn TP Hà Nội

Thỏa thuận hợp tác chiến lược trong khuôn khổ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (OCOP)

Ngày đăng : 18/07/2018

Để nâng cao hiệu quả trong phối hợp hoạt động trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Vietcraft ký thỏa thuận hợp tác với OCOP

Để nâng cao hiệu quả trong phối hợp hoạt động trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, trước sự chứng kiến của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch Hiệp hội Mỗi làng một sản phẩm Oita Nhật Bản Tadashi Uchida, Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Trung ương và Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược giai đoạn 2018-2020 bao gồm một số nội dung cụ thể sau đây :

  • Phối hợp xây dựng và phát hành ấn phẩm Tạp chí Mỗi xã một sản phẩm OCOP
  • Phối hợp tổ chức hội chợ và các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại khác ở cấp tỉnh, vùng và quốc gia, quốc tế
  • Phối hợp phát triển hệ thống phân phối sản phẩm OCOP trên phạm vi cả nước thông qua các hoạt động truyền thông, xúc tiến phát triển các hệ thống giới thiệu, phân phối sản phẩm OCOP từ cấp huyện, tỉnh, quốc gia
  • Phối hợp tham gia hoạt động tư vấn quốc gia, giúp các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trên cả nước trong thực hiện Chương trình OCOP, phát triển các chuỗi giá trị và sản phẩm theo Chu trình OCOP; Phối hợp trong đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ và các tổ chức kinh tế tư nhân
  • Phối hợp trong phát triển Trung tâm sáng tạo OCOP quốc gia
  • Phối hợp xây dựng một số mô hình điểm về phát triển sản phẩm OCOP  bao gồm mô hình phát triển OCOP điển hình theo 6 nhóm sản phẩm OCOP, mô hình phát triển OCOP cho các vùng đặc thù, tận dụng lợi thế của địa phương ở những khu vực đặc biệt khó khăn (Tây Nam bộ, Tây nguyên, Tây Bắc)…

(Theo vietcraft, 18/7/2018)