Tin tức mới nhất

Sự kiện mới nhất

Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn TP Hà Nội

Hà Nội với nghị quyết 50 của Bộ Chính trị

Ngày đăng : 31/12/2019

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50 của BCT về “Nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI” đề ra định hướng và chính sách mới đối với đầu tư nước ngoài (FDI).

       I. FDI năm 2019

      Năm 2019 Hà Nội thu hút 8,30 tỷ USD vốn FDI bao gồm (1) 800 dự án cấp mới với1600 triệu USD, (2) 165 lượt dự án tăng vốn với 650 triệu USD và (3) 1350 dự án góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam với 5.800 USD.

      Một số dự án lớn như Trường đua ngựa Sóc Sơn 420 triệu USD; Dự án SND Hà Nội180 triệu USD; Tổ hợp Văn phòng R& D 210 triệu USD; Công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai 53triệu USD.Công ty TNHH Điện tử Meiko tăngvốn 200 triệu USD; Công ty TNHH Terumo Việt Nam tăng vốn 133 triệu USD.

       Một số dự án góp vốn lớn như Nhà đầu tư Beerco (Hồng Kong) thực hiện góp vốn vào Công ty TNHH Beverage Việt Nam 3,85 tỷ USD; SK Investment Vina II Pte.Ltd mua phần vốn góp vào Công ty CP thuộcTập đoàn Vingroup 750 triệu USD; Aonre Property1 Co., Ltd (Hàn Quốc) mua phần vốn góp trong Công ty TNHH một thành viên Aon Vina168 triệu USD.

       Thu hút FDI là một mảng sáng của bức tranh kinh tế năm 2019. Tính đến ngày 20 tháng 12 vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với 2018; 3833 dự án mới đăng ký với 16,75 tỷ USD, bằng 93,2%, 1381 dự án điều chỉnh vốn 5,8 tỷ USD, tăng 18,1%; 9842 lượt góp vốn, mua cổ phần với 15,47tỷ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký; do vậy Tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 38,02 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2019.

      Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành kinh tế, trong đó chế biến, chế tạo với 24,56 tỷ USD, chiếm 664,6%, kinh doanh bất động sản với 3,88tỷ USD, chiếm 10,2% vốn đăng ký, tiếp theo là bán buôn bán lẻ, khoa học và công nghệ.

      Doanh nghiệp FDI có Kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2%% và chiếm 68,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước; có Kim ngạch nhập khẩu đạt 145,5 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 57,4% Kim ngạch nhập khẩu cả nước; xuất siêu gần 35,86 tỷ USD không những bù đắp được 25,96 tỷ USD nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước, mà còn tạo ra xuất siêu 9,9 tỷ USD.

       126 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng đầu với vốn đăng ký 7,92 tỷ USD, Hồng Kông thứ hai với vốn đăng ký 7,87 tỷ USD (có 3,85 tỷ USD mua cổ phần của công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội), Singapore đứng thứ 3 với vốn đăng ký 4,18 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc.

        60 tỉnh thành phố có dự án FDI mới; Hà Nội đứng thứ nhất với 8,3 tỷ USD, TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với 7,0 tỷ USD, tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh.

       Tính lũy kế đến ngày 20/12/2019, cả nước có 30827 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký 362,58 tỷ USD, vốn thực hiện 211,78 tỷ USD, bằng 58,4% vốn đăng ký còn

       Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế, trong đó công nghiệp chế tạo với 214.2 tỷ USD chiếm 59,1%, kinh doanh bất động sản với 58,4 tỷ USD chiếm 16,1%, sản xuất, phân phối điện với 23,65 tỷ USD chiếm 6,5% vốn đăng ký.

       135 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, đứng đầu là Hàn Quốc với 67,71 tỷ USD chiếm 18,7%, Nhật Bản đứng thứ hai với 59,34 tỷ USD chiếm 16,4% vốn đăng ký, tiếp theo là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông...

       63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã có dự án FDI, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với 47,34 tỷ USD chiếm 13,1%, Bình Dương đứng thứ hai với 34,4 tỷ USD chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư, Hà Nội với 34,1 tỷ USD chiếm 9,4% tổng vốn đăng ký.

        II. Nhận xét thu hút FDI năm 2019:

       Vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% cùng kỳ năm 2018 là hợp lý. Trong điều kiện đầu tư trong nước đã phát triển thì vốn FDI chỉ nên chiếm 22- 25% tổng vốn đầu tư xã hội.

        Phân bố vốn FDI vào các ngành, lĩnh vực kinh tế tiếp tục giữ tỷ trọng như những năm trước, trong đó có một số chuyển dịch tích cực đối với kinh doanh bất động sản do thị trường mở rộng, doanh nghiệp trong nước có tiềm lực mạnh hơn nên một số nhà đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết chuyển giao công nghệ mới, phương thức kinh doanh mới cho doanh nghiệp trong nước.

      Hoạt động Mua bán & Sáp nhập (M&A) trở nên sôi nổi trong những năm gần đây, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đăng ký: năm 2017 chiếm 17,02%, năm 2018 chiếm 27,78%, năm 2019 chiếm 56,4%. Đó là tín hiệu đáng mừng do hai nguyên nhân chính: 1) Quy mô doanh nghiệp trong nước đã lớn mạnh tạo ra nguồn cung dồi dào cho M&A và 2) Chính sách mở cữa đối với thị trường chứng khoán với chủ trương nới rộng room cho nhà đầu tư nước ngoài.

      M&A có lợi thế so với đầu tư mới vì nhà đầu tư tìm đến những doanh nghiệp có thể mang lại lợi nhuận cho họ trên cơ sở theo giõi và nghiên cứu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán cổ phần; thời gian thực hiện dự án nhanh hơn nhiều vì thủ tục đơn giản hơn.

      Tuy vậy, chất lượng và hiệu quả của FDI năm 2019 chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong quá trình chuyển sang định hướng đổi mới, sáng tạo, khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng nền kinh tế số, tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4,0.

       Quy mô trung bình mỗi dự án FDI quá nhỏ, 3833 dự án được cấp GCNĐT có vốn đăng ký 16,75 tỷ USD, trung bình mỗi dự án chỉ có khoảng 4,3 triệu USD vốn đăng ký. Một số địa phương còn thu hút cả những dự án 1-2 triệu USD, thậm chí dưới 1 triệu USD. Tất nhiên tùy thuộc vào ngành, lĩnh vực để bàn về quy mô dự án; đối với một số lĩnh vực dịch vụ thì không đòi hỏi quy mô lớn, nhưng đối với sản xuất, chế biến thì cần quan tâm đến quy mô dự án, khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đủ năng lực cần được các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các dự án đó.

         Thiếu vắng dự án quy mô lớn. Nếu năm 2018 có một số dự án quy mô lớn như Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội liên doanh với Nhật Bản 4,14 tỷ USD, nhà máy sản xuất Polypropylene và kho ngầm chứa dầu mỏ hóa lỏng của Hàn Quốc đầu tư 1,2 tỷ USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu; thì năm nay dự án quy mô lớn nhất là 420 triệu USD.

        Trong ngành chế tạo, chế biến chưa thu hút được dự án công nghệ tương lai như AI, blochain, fintech, trung tâm R&D, nhất là ở hai trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có tiềm lực khoa học và công nghệ lớn, dồi dào về lao động chất lượng cao.

     III.  Định hướng mới về FDI

     3.1. Bối cảnh quốc tế

     UNCTAD dự báo trung hạn và dài hạn cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối của tiền bản quyền, phí cấp phép và thương mại dịch vụ trong kinh doanh quốc tế vượt xa vốn FDI; đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển (R & D) rất lớn và tăng nhanh. Do đó một phần đáng kể của đầu tư giữa các nước đang phát triển với nhau cuối cùng thuộc sở hữu của MNEs các nước phát triển.

     Đối với FDI, hiện đang có nhiều nhà đầu tư Mỹ, Châu Âu và Châu Á chuyển xí nghiệp từ Trung Quốc về nước hoặc sang nước thứ ba; Việt Nam nằm trong sự lựa chọn hàng đầu, hai năm gần đây đã có một số nhà máy chuyển từ Trung Quốc sang nước ta.

     3.2. Nghị quyết 50:

     Cách tiếp cận của Nghị quyết 50 về hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài ưu đãi theo xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hoà với các cam kết quốc tế, đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, khuyến khích chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam với các mục tiêu:

       - Vốn đăng ký giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 150 - 200 tỉ USD (30 - 40 tỉ USD/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 200 - 300 tỉ USD (40 - 50 tỉ USD/năm).

       - Vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 100 - 150 tỉ USD (20 - 30 tỉ USD/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 150 - 200 tỉ USD (30 - 40 tỉ USD/năm).

       - Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018.

       - Tỉ lệ nội địa hoá tăng từ 20 - 25% hiện nay, lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

       - Tỉ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động từ 56% năm 2017 lên 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

       Mục tiêu của giai đoạn 2021- 2025 vốn thực hiện 20- 30 tỷ USD/năm và giai đoạn 2026- 2030 30- 40 tỷ USD/năm là hiện thực, vì năm 2019 vốn thực hiện khoảng 19 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân năm 7-8% hoàn toàn khả thi.

       Mục tiêu chất lượng đòi hỏi phải thay đổi tư duy và hành động trong việc lựa chọn đối tác và dự án FDI, bởi vì có liên quan đến chuyển giao công nghệ, quản trị doanh nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là những nhược điểm của 30 năm thu hút FDI của nước ta đã được bàn thảo nhiều nhưng chậm được khắc phục.

        Từ định hướng trung và dài hạn, dự báo năm 2020:

      - Tốc độ tăng vốn FDI thực hiện 8-10%, đạt 20- 21 tỷ USD, chiếm 22 - 23 % tổng vốn đầu tư xã hội.

        -Đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Châu Á vẩn gia tăng, đồng thời đầu tư từ Mỹ, Đức, Pháp, Anh và một số nước Châu Âu khác vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu & phát triển với nhiều dự án lớn sẽ được gia tăng.

       - Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngoài đầu tư tại Việt Nam vẩn tiếp tục phát triển nhưng sẽ có nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đầu tư những dự án quy mô hàng tỷ USD trong công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tương lai, xây dựng thành phố thông minh, cơ sở hạ tầng kỷ thuật và xã hội.

     - Dự án FDI vào các địa phương được thu hút phù hợp với trình độ phát triển của từng tỉnh, thành phố với chính sách ưu đãi phù hợp với danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư.

      3.3. Hà Nội cần có các giải pháp đột phá

     Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có lợi thế lớn so với các địa phương khác khi chuyển sang định hướng và chính sách mới đối với FDI, do dó cần chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, đề ra kế hoạch hành động theo hướng tiếp cận thể chế quốc tế tốt nhất, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn, lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài thực hiện một số dự án quy mô lớn, chất lượng cao.

       1) Hà Nội cần xây dựng Chiến lược phát triển 2012- 2030 theo hướng tiến nhanh trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh ít phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính làm cơ sở cho mọi hoạt động của các ngành, lĩnh vực kinh tế; chỉ đạo các cơ quan nhà nước thực hiện đồng bộ Chính phủ điện tử, Chính phủ số để tạo nên bước đột phá theo hướng đổi mới, sáng tạo trong quản lý thủ đô, tiến kịp trình độ phát triển của các đô thị lớn trong khu vực khi kết thúc kế hoạch 5 năm 2021- 2025 theo phương châm “Nghĩ lớn với tầm nhìn thế giới, hành động thiết thực với kế hoạch hành động cụ thể, tỷ nỷ”.

     2) Trên cơ sở đó xây dựng danh mục dự án FDI theo hướng quy mô lớn, chất lượng cao, đóng góp thiết thực vào định hướng phát triển thủ đô, bao gồm dự án cơ sở hạ tầng kỷ thuật, xã hội, công nghệ tương lai như Internet kết nối vạn vật (IoT), Trí tuệ thông minh (AI), Blochain, Người máy, Fintech, R&D, xây dựng đô thị thông minh, là nơi đặt đại bản doanh của môt số Tập đoàn kinh tế nằm trong tốp 500 thế giới. Không nên xây dựng Dự án kêu gọi FDI với hàng trăm hạng mục như trước đây vì thực tế đã chứng minh là ít có kết quả.

     3) Đổi mới đồng bộ từ hoạt động xúc tiến đầu tư, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư, triển khai thực hiện, theo giõi, hổ trợ, thanh kiểm tra quá trình hoạt động của doanh nghiệp FDI với mục tiêu tiêu đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị: “Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030”.

     4) Quan trọng nhất là tận dụng cơ hội mới khi vị thế nước ta trong khu vực và trên thế giới với Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga…đã nâng cao, sự dịch chuyển một số nhà máy FDI từ Trung quốc sang một số nước trong đó có Việt Nam, để lựa chọn được nhà đầu tư tiềm năng để thực hiện dự án quy mô lớn, chất lượng cao theo hướng tìm đến từng Tập đoàn kinh tế lớn (TNC) thông qua nghiên cứu Chiến lược đầu tư toàn cầu của họ để xúc tiến đầu tư đúng địa chỉ và có kết quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất là thông tin dự án để từng TNC quyết định và triển khai nhanh dự án FDI; hổ trợ bằng giải pháp thích hợp khi triển khai dự án, quá trình kinh doanh để Hà Nội trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của TNCs.

    5) Yếu tố quyết định là cải cách bộ máy của Thành phố theo hướng Chính quyền đô thị, tinh gọn, hiện đại và hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp với đội ngũ công chức nhà nước của thủ đô chuyên nghiệp, có đạo đức, trách nhiệm cao, giói ngoại ngữ và đậm chất văn hóa trong giao tiếp.

    Người Hà Nội đang cùng với nhân dân cả nước hướng đến khát vọng thịnh vượng của dân tộc. Khi Vua Đinh Bộ Lĩnh thống nhất sơn hà, đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt vào năm 968; trong “Việt Nam văn minh sử cương”, Lê Văn Siêu giải thích: "Đại Cồ Việt có nghĩa là nước Việt rộng lớn trông suốt cả bốn cõi hay tám cõi theo lối hiểu ngày xưa, ấy là cái cao vọng của người không những muốn thống trị mà còn muốn bành trướng thế lực ra tám cõi nữa". Ý tưởng đó còn được ghi trên câu đối tại đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư: Tổ Việt quốc vương Tống Khai Bảo/ Hoa Lư đô thị Hán Trường An (Nước cổ Việt ngang hàng với nhà Tống thời Khai Bảo/ Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của Nhà Hán)./.

HPA